| Hotline: 0983.970.780

Kỷ nguyên da đen tươi đẹp

Thứ Ba 16/10/2012 , 09:36 (GMT+7)

Các tác phẩm của Toni Morrison xoay quanh cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc, mà bà thường gọi là “kỷ nguyên da đen tươi đẹp”.

Năm nay, Toni Morrison đã 81 tuổi, nữ văn sĩ người Mỹ đã ở trong tình trạng nhớ nhớ quên quên. Đầu năm nay, bà xuất hiện trên New York Time với những kí ức đẹp đẽ của mình.

>> Khi nào Việt Nam có giải Nobel Văn học?
>> ''Do gốc rễ nông dân''

Toni Morrison nổi danh với 4 tác phẩm: “The Bluest Eye", "Sula", "Song of Solomon" và "Beloved”. Toni Morrison được trao giải Nobel Văn học năm 1993, trước đó vào năm 1987, Toni cũng giành giải Pulitzer. Các tác phẩm của bà xoay quanh cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc, mà bà thường gọi là “kỷ nguyên da đen tươi đẹp”.

CÓ GÌ TRONG THÂN XÁC 81?

"Có còn gì trong thân xác 81 tuổi này?" là câu hỏi tu từ của Toni Morrison mỗi khi có phóng viên nào đó muốn đưa bà lên mặt báo. Việc hiện diện của Toni Morrison thường hay gắn liền với những bằng chứng sống về nạn phân biệt chủng tộc tại nước Mỹ.

Bà chậm rãi kể câu chuyện tuổi 81: “Nó chỉ như những thay đổi về mặt cơ thể, và cả ký ức nữa. Bây giờ, tôi chẳng nhớ vị trí của những chiếc chìa khóa. Hay như con trai tôi nói mỗi sáng: Mẹ! Con nghĩ, không phải là việc mẹ không nhớ nơi cất chìa khóa, mà là khi mẹ cầm chìa khóa nhưng lại không biết nó dùng vào việc gì”.

Bà bật cười, cái điệu cười của một người mang tâm sự kiểu vinh quang đến muộn: “Mọi điều xảy ra trong 50 năm đầu tiên của đời tôi thì rực rỡ và đáng nhớ. Thật tuyệt, quá khứ sao mà rõ đến thế”.


Nhà văn Toni Morrison

Tony tên thật là Chloe Wofford. Tuổi thơ của bà, mọi người trong thị trấn, tất cả đều nghèo như nhau, người da đen, người da trắng, người nhập cư… đều cùng sống trên một con đường và học cùng trường. Ký ức của bà là những hôm bố mẹ phải đi nhận đồ ăn cứu trợ, là thứ đồ ăn nhanh mà dân Mỹ giàu có chẳng thèm ăn, hay thứ gì đó như ngô hay lúa mạch mà đã có mọt trong đó.

Lúc đi học, bà hay bị trêu chọc và gọi là “Con nhỏ Ethiopia”. Ban đầu, bà mách mẹ vì tủi thân nhưng sau đó, lời trêu chọc đó được bà đáp lại ráo hoảnh: “Có câu nói nào hay hơn thế nữa không?”.

Đã 81 tuổi, đi qua hết những vui buồn của cuộc đời, Toni nhìn nhận và tự hỏi: “Tại sao tôi lại phải nói một cách như nhím xù lông vậy nhỉ? Thật là tiêu cực. Thái độ đó làm tôi bị vô cảm trước những việc đúng đắn, mà đến bây giờ, tôi mới cảm nhận thấy”.

Lúc tuổi thiếu niên, bà xin được chân giúp việc trong một gia đình da trắng. Bà bỡ ngỡ với mọi thứ tiện nghi, bà không biết dùng máy hút bụi, không biết dùng bếp lò và đã bị chửi là ngu đần. Tự ái và căng thẳng đến độ bà chạy ào về nhà mình. Mẹ bà khuyên nên nghỉ việc, nhưng công việc mang lại cho bà 2 USD mỗi tuần. Bố bà đã nói mấy câu, mà nó đã theo bà suốt đời: “Quay lại làm việc, nhận tiền công và về nhà. Mày đâu phải sống ở đấy mãi”.

Nói về các tác phẩm của mình, Toni hào hứng và chớp chớp đôi mắt sáng rực trên khuôn mặt già nua. Tác phẩm "The Bluest Eye" (Đôi mắt buồn nhất) được xuất bản vào năm 1970, với tác phẩm này, bà cảm thấy tìm được tiếng nói của mình. Không gì có thể khiến bà xao nhãng việc viết lách.

Các tiểu thuyết của bà thường được mô tả là khó đọc, quá nhiều chất thơ và sến. Bà đã nổi điên lên vì điều đó. Bà viết hay nói, bằng tiếng mẹ đẻ của một người nghèo, da đen, những người, mà nếu lối viết của họ không quen thuộc với các độc giả da trắng, thì không phải bởi khả năng của người viết.

Bằng chứng, các tác phẩm của bà đều thành công vượt bậc đúng như bà lí giải, bà viết bởi chính ngôn ngữ của con người bà, cảm xúc, cuộc sống của bà, sau này người ta hay gọi những tác phẩm của bà là “kỷ nguyên da đen đẹp đẽ”.

“OBAMA LÀM TÔI CẢM THẤY TÔI LÀ CON NGƯỜI”

Cuộc sống của những người da đen khốn khổ xung quanh bà khiến bà luôn suy nghĩ và đau đáu những ý tưởng viết sách. Khi công chúng cho rằng “da đen là tươi đẹp”, Tony bật cười và hỏi lại: “Ái chà? Dĩ nhiên rồi. Ai đó khác lại nói không đúng? Tôi sẽ bảo, tìm trong The Bluest Eye” ấy. Có một khoảng thời gian da đen không đẹp đâu. Và nếu bạn là da đen, có khi không nên đọc đâu, đôi khi bạn sẽ bị tổn thương".

Tony cho rằng, thời điểm Barack Obama được bầu làm tổng thổng Mỹ, đó là khoảng thời gian bà cảm thấy tốt đẹp nhất. Toni nói, đó là lần đầu tiên bà cảm thấy mình là con người và người Mỹ thật sự.


Cuộc đời của Toni Morrison được viết thành sách và đưa lên báo chí

Đến nay, có một số nhà văn đương đại không phục tài văn chương của Toni Morrison. Họ cho rằng, ý tưởng và nội dung trong các cuốn tiểu thuyết của bà không mới mẻ. Nhiều người hồ nghi về khía cạnh nội dung, nữ quyền cũng không có gì mới, chính trị cũng không đặc sắc và tất nhiên, tiểu thuyết của bà đúng kiểu… đàn bà, hơi ướt át.

Tuy vậy, trước mọi tranh cãi, những nhà chuyên môn cho rằng, văn của Toni Morrison có giá trị lớn nhất đó là câu chữ và ngôn ngữ. Câu chữ của bà đúng nghĩa giải thoát cho một kỷ nguyên nặng trĩu của người da đen. Những nhân vật của bà thường rất đen, đen một cách đặc thù, xử lý những thách thức của cuộc sống một cách cũng rất đen bằng cung cách của người da đen. Và bằng một văn phong tài hoa, bà làm cho độc giả hiểu và say mê những nhân vật ấy, say mê mà vẫn thấy họ rất đen, rất khác biệt, sống động một cách mặn mòi trong văn hóa đen của họ.

“Tôi cảm thấy yêu nước Mỹ nồng nàn khi đi bầu cho Barack Obama. Cảm xúc của tôi lúc đó như một đứa trẻ. Lá cờ, binh chủng lính thủy đánh bộ, điều mà tôi chưa bao giờ nhìn, tất cả đột nhiên trông thật hay ho làm sao. Đáng lắm đấy. Nó chỉ diễn ra vài giờ", Toni chia sẻ.

“Bài ca yêu nước mà tôi thường được nghe, tôi không thích tí nào, tôi thấy nó không hay. Nhưng tôi đã thật sự cảm được trong khoảnh khắc ấy". Bà thấy mình ngày càng nghĩ nhiều về quá khứ, những kỷ niệm huy hoàng của 50 về trước.

Thành công của Toni thường được gắn với những đặc quyền và kể tội. Người Mỹ khi nhắc về Toni thường kháo: “Đó là một phụ nữ da đen thành công lẫy lừng và áp đặt được lối suy nghĩ đến một bộ phận người Mỹ. Nhiều khi, để đền bù cho những lỗi lầm quá khứ, xã hội Mỹ đã tỏ ra ưu ái cho phụ nữ và sắc tộc đen”.

Ví dụ điển hình nhất hiện nay là trong giáo dục, điều kiện nhập học các đại học Mỹ tương đối dễ dãi hơn cho người da mầu. Không ít người trung bình hay dưới trung bình thuộc những thành phần thiểu số đã được hưởng lợi nhờ những ưu tiên này.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm