| Hotline: 0983.970.780

Lãng phí vẫn đang là tiền tỷ

Thứ Hai 10/06/2013 , 09:56 (GMT+7)

Đa số các ĐBQH đều băn khoăn đến việc tổng mức đầu tư sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ trong giai đoạn 2006 – 2012 đều tăng rất lớn.

Tại Phiên thảo luận về giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2006 – 2012 đã có 40 ĐBQH đăng ký và phát biểu tại hội trường.

Tăng mức đầu tư 67%?

Đa số các ĐBQH đều băn khoăn đến việc tổng mức đầu tư sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ trong giai đoạn 2006 – 2012 đều tăng rất lớn. Cụ thể tổng mức đầu tư ban đầu là 409.415,5 tỷ đồng. Đến năm 2012, con số này là 684.794,5 tỷ đồng, đội 275.379 tỷ đồng, tăng hơn 67% so với dự kiến.

Tăng đã đành những nó thất thoát, lãng phí cũng không nhỏ. Nói như ĐB Trần Thị Dung (Điện Biên) là rất xót xa vì con số thất thoát và lãng phi đều là hàng tỷ đồng chứ không phải một đồng hai đồng gì cả. Theo ĐB Dung thực chất đây cũng chính là tiền thuế của dân, do dân đóng góp.

Phải chăng vì thế mà vị ĐB này đề nghị với Quốc hội có lời xin lỗi đối với dân về tất cả những thất thoát, lãng phí trong sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ.

Theo báo cáo Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội thì qua thanh tra, kiểm tra phát hiện không cho thanh toán 16.000 tỷ đồng. Vấn đề này theo ĐB Trần Đình Long (Đắk Nông) cần phải làm rõ vì 16.000 tỷ là lớn lắm. Cho đến 5 tỉnh nhỏ nhỏ ở miền núi là sử dụng ngân sách hàng năm chứ không phải là ít.

ĐB Lê Văn Học (Lâm Đồng) liệt kê ra một loạt những công trình đội mức đầu tư quá lớn làm ai cũng giật mình. ĐB Học cho biết: “Đối với các dự án thủy lợi tăng ở mức khủng khiếp như cải tạo vào khu vực sông Tích thành phố Hà Nội, tổng mức đầu tư ban đầu được duyệt chỉ có 831 tỷ đến năm 2011 thi công tăng mức đầu tư lên 6.914 tỷ, tức là tăng lên 9 lần. Dự án nâng cấp đê hữu sông Hồng, sông Hoàng Long và sông Đáy kết hợp giao thông Bái Đính đi Kim Sơn tỉnh Ninh Bình tổng mức đầu tư ban đầu chỉ có 1.650 tỷ, nhưng sau đó điều chỉnh tăng lên 3.806 tỷ tức là tăng gấp 2,3 lần”.

Đến lượt ĐB Nguyễn Đình Quyền (TP Hà Nội) cũng thẳng thắn chỉ ra rằng hai tỉnh gần nhau, tỉnh Ninh Thuận có 125 dự án, chỉ có 5 dự án tăng mức đầu tư thôi nhưng tỉnh Bình Thuận ngay cạnh đó thì 100% dự án tăng tổng mức đầu tư, có những dự án tăng tổng mức đầu tư trên 3 lần, mức đầu tư trên 300 tỷ thì tăng mức đầu tư đến 1.000 tỷ. Việc tăng tổng mức đầu tư như thế thì sẽ vỡ nợ công, vỡ trận. Một vấn đề nữa là phân cấp cho chủ đầu tư rất lớn, ôm một cục tiền mà không làm gì cả. Tạm ứng cũng có vấn đề, tạm ứng đến 80% dù chưa triển khai cái gì.

Tôi không tin, nhân dân càng không tin

ĐB Lê Nam (Thanh Hoá) không ngại ngần khi nói thẳng ra rằng đã nhiều năm qua ai cũng biết dư luận hễ có công trình xây dựng cơ bản thì phải chi bao nhiêu %, có người nói 10%, có người bảo 30% thậm chí chưa có đồng nào doanh nghiệp đã phải giải tiền các cửa. VCI thì vẫn kêu rên về tội bôi trơn nhưng qua giám sát cho thấy tham nhũng trong xây dựng cơ bản từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ dường như không có.


ĐBQH Lê Nam (Thanh Hóa) phát biểu tại hội trường

ĐB Lê Nam đặt câu hỏi: “Liệu như thế có tin được không? Và ông tự trả lời luôn rằng: “Tôi không tin, nhân dân càng không tin”.

Phân tích về những nguyên nhân tăng tổng mức đầu tư trong sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ, ĐB Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) đưa ra 3 nguyên nhân: Thứ nhất, do cơ chế quản lý vốn trái phiếu Chính phủ là cơ chế để ngoài cân đối ngân sách, do vậy việc quản lý có phần buông lỏng hơn. Nhiều cơ chế quản lý riêng biệt, thông thoáng quá mức. Hai là thời gian chuẩn bị đầu tư quá ngắn, gấp gáp. Công tác chuẩn bị đầu tư của các địa phương gần như chỉ mang tính đại khái, sơ bộ, không có thời gian khảo sát thiết kế, thẩm định kỹ thuật kỹ lưỡng. Do vậy, khi dự án được đưa vào danh mục trong quá trình triển khai mới bắt đầu hoàn chỉnh lại các thiết kế dự toán, dẫn đến tổng mức đầu tư tăng là tất yếu.

Nguyên nhân thứ ba theo ĐB Bé là trong khi các DA sử dụng vốn ngân sách tập trung hay các nguồn ODA, hầu như không có việc điều chỉnh tổng mức đầu tư và kiểm soát rất chặt chẽ. Các dự án thuộc nguồn vốn trái phiếu Chính phủ lại có cơ chế điều chỉnh quá dễ dàng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc điều chỉnh tổng mức đầu tư của hầu hết các dự án do thiếu tính rõ ràng trong quy định dẫn đến các bộ ngành, địa phương tranh thủ để mở rộng và nâng tổng mức đầu tư. Tôi đề nghị Quốc hội đưa nguồn vốn trái phiếu Chính phủ vào quản lý trong ngân sách tập trung.

“Trong cơ chế hiện nay có phát hành trái phiếu nữa không”- ĐB Nguyễn Đình Quyền (TP Hà Nội) đặt câu hỏi. Theo ĐB Quyền hiện còn hàng trăm công trình đang dở dang, nằm hằng năm năm nay rồi, cứ xuống cấp hằng ngày hằng giờ, nếu chúng ta không hoàn thiện để đưa vào sử dụng thì cũng là có tội với nhân dân và tiếp tục lãng phí tiếp. ĐB Quyền kiến nghị: “Không có công trình mới nhưng công trình cũ phải phát hành để hoàn thiện tiếp”.

+ ĐB Đỗ Văn Đương - TP Hồ Chí Minh

Tới đây sửa Bộ luật hình sự và Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tôi mạnh dạn đề nghị phải bổ sung: tội gây lãng phí thành một tội phạm hình sự. Không cần tham ô, chỉ cần gây lãng phí, có thể là tùy theo tính chất mức độ sai phạm mà cho hình phạt tù suốt đời, không giảm án ra tù và bằng mọi giá phải truy tìm bằng được các tài sản thất thoát ở đâu? thu hồi lại cho Nhà nước và dân.

+ ĐB Vũ Thị Hương Sen (Hải Dương): Tôi là một bác sỹ, hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Tôi vô cùng thấu hiểu nỗi khổ nằm ghép cùng bệnh nhân. Nhiều gia đình người bệnh chia sẻ với tôi rằng: nếu bệnh viện huyện phát triển, có trang thiết bị tốt và đội ngũ nhân viên y tế có năng lực thì họ sẽ yên tâm điều trị, chứ đâu phải mất công, mất việc, tốn kém tiền bạc để lên tuyến trên.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm