| Hotline: 0983.970.780

Liên kết phát triển chuỗi giá trị lúa

Thứ Năm 28/09/2017 , 14:05 (GMT+7)

Nằm trong chuỗi các hoạt động của Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang năm 2017, sáng 27/9, UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, Viện Lúa ĐBSCL và Trường ĐH Cần Thơ tổ chức hội thảo “Thúc đẩy liên kết, phát chuỗi giá trị lúa gạo chất lượng cao theo hướng bền vững”.

Tham gia hội thảo có trên 300 đại biểu là nông dân, doanh nghiệp, các nhà khoa học, nhà quản lý và chuyên gia nông nghiệp nước ngoài.

18-25-24_1_hoi_tho_do_ubnd_tinh_hu_ging_phoi_hop_voi_bn_chi_do_ty_nm_bo_v_cc_vien_truong_to_chuc
Hội thảo do UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và các Viện, trường tổ chức

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, ông Trương Cảnh Tuyên, cho biết, hàng năm tỉnh sản xuất trên 200.000ha lúa, sản lượng khoảng 1,2 triệu tấn. Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo hiện đang chịu những tác động xấu của biến đổi khí hậu (BĐKH), rõ nhất là những cơn mưa trái mùa, hạn hán, xâm nhập mặn và sâu bệnh ngày càng diễn biến bất thường, các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm không ổn định, giá cả bấp bênh… Từ đó, ảnh hưởng lớn đến đời sống người nông dân.

Do đó, cần tìm ra các giải pháp để thúc đẩy mối liên kết “4 nhà”, phát triển sản xuất lúa gạo chất lượng cao theo hướng bền vững, từng bước hướng đến sản xuất lúa sạch.

Đến từ Viện Lúa ĐBSCL, TS Đoàn Mạnh Tường cho rằng, ở góc độ tỉnh Hậu Giang thì việc liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo được thực hiện bằng cách thiết lập các mối quan hệ hợp tác kinh doanh, áp dụng cơ giới, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ, phát triển dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm. “Cần xây dựng và thúc đẩy các mối liên kết gồm: nghiên cứu khoa học (trọng tâm là chọn tạo giống); sản xuất hạt giống; chuyển giao kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất; chế biến bảo quan sau thu hoạch; liên kết trao đổi thông tin và tìm kiếm thị trường tiêu thụ”, TS Tường đề xuất.

Thực tiễn hơn, TS Nguyễn Duy Cần, Trưởng Khoa Phát triển Nông thôn, Trường ĐH Cần Thơ, đề xuất Hậu Giang nên chọn mô hình hợp tác xã (HTX) nông nghiệp để thúc đẩy mối liên kết và có thể học hỏi cách làm của các nước đã thành công như Nhật Bản và Thái Lan. Để làm được điều này, một trong những giải pháp khả thi là “nâng cao năng lực cho HTX trồng lúa”. Trước hết, cần thay đổi thái độ “có trách nhiệm” của người sản xuất - kinh doanh, nhằm xây dựng lòng tin, uy tín của sản phẩm. Củng cố lại các HTX, vì HTX vững mạnh sẽ giải quyết được 3 khâu căn bản là cung ứng dịch vụ đầu vào, chế biến nâng cao giá trị và tiêu thụ sản phẩm.

18-25-24_2_thuc_dy_lien_ket_sn_xut_se_giup_ngnh_hng_lu_go_vuot_qu_nhung_thch_thuc_nht_l_tc_dong_cu_bdkh
Thúc đẩy liên kết sản xuất sẽ giúp ngành hàng lúa gạo vượt qua những thách thức, nhất là tác động của BĐKH

Là đơn vị đã đầu tư làm cánh đồng lớn tại Hậu Giang nhiều năm nay, ông Đặng Công Bình, Giám đốc DNTN Công Bình cho rằng: “Muốn liên kết được với nông dân để làm chuỗi giá trị lúa gạo thì trước hết phải giúp họ nâng cao được thu nhập, ít nhất là tăng 1,5 lần so với bình thường. Vì sản xuất yêu cầu kỹ thuật cao hơn mà thu nhập chỉ tăng chút đỉnh thì chẳng ai làm. Ngoài ra, rất cần có vai trò can thiệp của nhà nước, nhất là thực hiện “chữ tín” trong ký kết hợp đồng. Nếu để xảy ra “bể hợp đồng” nhiều thì doanh nghiệp sẽ chết, vì không có nguyên liệu chế biến để giao hàng cho đối tác. Lúc này, chuỗi liên kết sẽ sụp đổ”.

Ông Trần Hữu Hiệp, Ủy viên chuyên trách Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đề xuất 4 nhóm giải pháp để thúc đẩy liên kết, phát chuỗi giá trị lúa gạo chất lượng cao, gồm: thực hiện tốt khâu quy hoạch - đầu tư, khoa học công nghệ, thị trường và liên kết, nguồn nhân lực. Cụ thể, cần rà soát, quy hoạch lại các sản phẩm chủ lực, trong đó có lúa gạo theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, dựa trên lợi thế cạnh tranh, tránh dàn trải để tập trung đầu tư chiều sâu; thay đổi tư duy và phương pháp đầu tư, chuyển từ đầu tư theo “đoạn” sang đầu tư theo “chuỗi” sản xuất.


18-25-24_3_ong_ki_yull_yu_chuyen_gi_vuon_uom_cong_nghe_hn_quoc_hien_ke_ti_hoi_tho“Cần tập trung vào công tác chọn tạo giống. Vì không có giống tốt thì không thể phát triển ngành hàng lúa gạo được. Tại Hàn Quốc, Chính phủ quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn lúa giống, sau đó đặt hàng sản xuất và thu mua toàn bộ theo từng vụ để phân phối cho nông dân, chứ không cho mua bán trôi nổi.

Ngành hàng lúa gạo của Hàn Quốc phát triển qua 3 giai đoạn: tập trung thâm canh tăng năng suất (trước năm 1980); nâng cao chất lượng gạo (từ 1980 - 2000); sản xuất gạo an toàn, chú trọng sức khỏe người tiêu dùng (từ 2000 cho đến nay). Việt Nam đã làm tốt việc thâm canh tăng năng suất, giờ cần tập trung nâng cao chất lượng và hướng đến sản xuất gạo phục vụ sức khỏe người tiêu dùng”, ông Ki Yull Yu, chuyên gia Vườn ươm công nghệ Hàn Quốc hiến kế tại hội thảo.

 

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Cargill tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu ngành chăn nuôi Việt Nam

Gần 30 năm gắn bó với Việt Nam, Cargill luôn khẳng định vị thế dẫn đầu về dinh dưỡng và sức khỏe vật nuôi...

Hà Nội công bố bảng giá đất mới, cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định 71 sửa đổi, bổ sung Quyết định 30 về quy định và bảng giá đất trên địa bàn thành phố.