| Hotline: 0983.970.780

Lúa gạo đi vào chất lượng

Thứ Ba 15/11/2016 , 08:24 (GMT+7)

Cần giảm mạnh lượng gạo giành cho XK, gia tăng chất lượng gạo và ATTP, tập trung xây dựng thương hiệu gạo quốc gia, đó là những nội dung đáng chú ý được đưa ra tại hội thảo...

11-03-10_lu-go-di-vo-cht-luong
Đưa gạo XK xuống tàu
 

Cần giảm mạnh lượng gạo giành cho XK, gia tăng chất lượng gạo và ATTP, tập trung xây dựng thương hiệu gạo quốc gia, đó là những nội dung đáng chú ý được đưa ra tại hội thảo “Nâng cao giá trị xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam” do Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức mới đây.
 

Giảm từ 7-8 triệu tấn xuống 2-3 triệu tấn

Theo ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch VFA và là TGĐ TCty Lương thực Miền Nam, thị trường gạo thế giới đang có những thay đổi rất lớn: Sự mở rộng sản xuất và gia tăng nguồn cung gạo trên thế giới, xuất hiện thêm nhiều nước XK mới; các nước NK chính của Việt Nam có xu hướng giảm mạnh lượng gạo NK do đã đạt được những kết quả nhất định về ANLT (9 tháng đầu năm 2016, Philippines giảm 66,4%; Malaysia giảm 54,8%; Trung Quốc giảm 21,6%…); xu thế thị trường hóa gạo thế giới, đặt ra nhu cầu gạo có chất lượng, giá thành cạnh tranh để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu (thể hiện qua việc thị trường tập trung giảm mạnh, thị trường thương mại tăng lên nhưng đòi hỏi chất lượng cao, giá cả hợp lý).

3 xu thế trên đang khiến cho nguồn cung gạo trên thế giới ngày càng tăng, trong khi nhu cầu gạo chuyển mạnh theo hướng gạo chất lượng cao, ATTP và giá cạnh tranh. Bên cạnh đó, những tác động của BĐKH, xây đập trên thượng nguồn sông Mekong, sẽ khiến cho sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL gặp nhiều rủi ro hơn.

Trong khi đó, tập quán sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL vẫn đang chú trọng vào việc đạt sản lượng lớn mà chưa mấy quan tâm tới chất lượng. Năm 2013, lượng gạo hàng hóa dành cho XK là 7,45 triệu tấn; năm 2014 tăng lên 7,65 triệu tấn; năm 2015 đạt 7,86 triệu tấn. Năm nay, tuy bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn, mặn, nhưng lượng gạo hàng hóa vẫn ở mức cao là 7,52 triệu tấn.

Điều đáng nói lượng gạo hàng hóa trong những năm qua luôn ở mức cao hơn nhiều so với khả năng XK chính ngạch (từ năm 2013 đến nay chỉ XK được trên 6 triệu tấn gạo mỗi năm; 10 tháng đầu năm nay XK gạo chưa tới 4,2 triệu tấn). Do đó, đã tạo áp lực lớn lên XK gạo, góp phần làm cho XK gạo ngày càng khó khăn, kém hiệu quả hơn.

Chính vì vậy, VFA đã đưa ra đề xuất tổ chức lại sản xuất ngành hàng lúa, gạo theo hướng đi vào chiều sâu là nâng cao chất lượng và đảm bảo ATTP; cân đối sản lượng lúa, gạo hàng hóa phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thị trường và vượt qua thách thức kép về nước.

Cụ thể, định dạng lại sản lượng gạo hàng hóa theo hướng chất lượng cao dành cho XK từ 2-3 triệu tấn/năm (thay vì 7-8 triệu tấn/năm như trước đây); định dạng lại 3 vùng sinh thái có tiềm năng, lợi thế sản xuất lúa gạo, trong đó khai thác triệt để 2 vùng sinh thái nước ngọt (Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười) và vùng luân canh lúa – tôm (vùng ven biển giữa sông Tiền – sông Hậu).
 

Sản xuất lúa vì ANLT hay XK?

Trong bối cảnh XK gạo ngày càng khó khăn, thị trường đòi hỏi nhiều hơn tới chất lượng, ATTP, thì việc xây dựng thương hiệu gạo quốc gia lại càng trở nên cấp thiết.

TS Lê Văn Bảnh, Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm sản và Nghề muối, cho biết, hiện nay, gạo XK được chia thành 4 nhóm chính, gồm: gạo thơm, gạo trắng chất lượng cao, gạo nguyên liệu và các loại gạo đặc thù. Trong đó, trước mắt sẽ tập trung xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo thơm gạo trắng chất lượng cao. Hiện Bộ NN-PTNT đang xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn cho 2 loại gạo này.

Tuy nhiên, xây dựng thương hiệu gạo quốc gia như thế nào, đến thời điểm này vẫn chưa rõ ràng. Theo GS.TS Bùi Chí Bửu, Viện KHKTNN Miền Nam, một câu hỏi lớn đã được đặt ra từ nhiều năm qua đối với sản xuất lúa gạo ở nước ta mà đến nay chưa có giải đáp thỏa đáng là: Sản xuất lúa vì mục tiêu an ninh lương thực hay XK? Ông Bửu nhấn mạnh, khi chưa xác định rõ sản xuất lúa vì mục tiêu ANLT hay mục tiêu XK là chính, thì khó mà xây dựng được thương hiệu gạo quốc gia.

TS Vũ Trọng Bình, Vụ trưởng Vụ Địa phương (Ban Kinh tế TƯ), cho rằng, trước hết phải phân định rõ đâu là vùng sản xuất lúa, gạo đảm bảo ANLT, đâu là vùng sản xuất có thể cạnh tranh trên thị trường XK. Đồng thời phải xác định rõ mục tiêu tập trung XK gạo tới các thị trường bình dân hay thị trường cao cấp.

Nếu mục tiêu chính là những thị trường bình dân thì không cần xây dựng thương hiệu, chỉ cần quảng bá gạo Việt Nam sản xuất đảm bảo ATTP. Còn nếu mục tiêu chính là thị trường cao cấp thì các bộ, ngành liên quan có dám làm một cách quyết liệt về ATTP, đảm bảo truy xuất được nguồn gốc của từng hạt gạo hay không? Khi đã làm tốt được ATTP thì hãy tính tới việc xây dựng thương hiệu.

GS.TS Bùi Chí Bửu:

11-03-10_lu-go-di-vo-cht-luong-gsts-bui-chi-buu
 

XK gạo là van an toàn để điều tiết giá. XK và sản lượng lúa có tác động qua lại, không được xem thường yếu tố nào. Việt Nam phải có chiến lược xuất khẩu gạo hợp lý, không phải từ hạt gạo mà từ hạt lúa. Cách làm hiện nay là XK dựa trên hạt gạo, lệ thuộc quá nhiều sự thu gom hàng hóa từ thương lái.

 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm