| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp công nghệ cao giữa biển Đông

Mở rộng mô hình thử nghiệm

Thứ Năm 12/06/2014 , 09:10 (GMT+7)

Dự án “SX thử nghiệm một số giống cây trồng, vật nuôi ở quần đảo Trường Sa” của Bộ NN-PTNT do Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam thực hiện đã phát huy hiệu quả./ Cây trồng, vật nuôi đa dạng

NNVN đã cuộc trao đổi với TS Ngô Quang Vinh (ảnh), Phó Viện trưởng phụ trách Viện, Chủ nhiệm DA về hướng phát triển công nghệ nhà kính đảm bảo rau xanh quanh năm cho Trường Sa.

19-16-46_33

Mô hình nhà kính ở Trường Sa có thể coi là bài toán mới mẻ và không kém phần “mạo hiểm”, thưa ông?

Năm 2007 chúng tôi đã làm thành công nhà kính nhỏ, diện tích 9 m2 tại đảo Trường Sa Lớn. Nhà kính này có lớp vỏ bao cơ động; các tấm pano lưới và pano kính có thể tháo lắp tùy điều kiện thời tiết, rất phù hợp để trồng rau quanh năm ở đảo.

Khi triển khai DA này, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã phải đối mặt với một số áp lực. Thứ nhất là về mặt kỹ thuật: Nhà kính mới sẽ có kích thước lớn, từ 100 - 250 m2/nhà, vỏ bao che không cơ động tháo lắp được, chỉ một chế độ mà phải thỏa mãn được cả 2 yêu cầu đối ngược là vừa che được mưa và gió biển mặn vừa đảm bảo thoáng, mát trong những ngày nắng nóng. Ngoài ra, còn phải chịu được gió bão của Trường Sa vừa nhiều vừa mạnh.

Bên cạnh đó, chúng tôi còn phải chịu áp lực về mặt tâm lý, vì Trường Sa luôn được cả nước quan tâm theo dõi. Đưa nông nghiệp công nghệ cao ra đảo xa một cách chắc thắng là cả một vấn đế lớn về kỹ thuật; ngay cả ở đất liền cũng đã không đơn giản.

Vì thế, trong khi đang triển khai cũng có không ít ý kiến hoài nghi, đề nghị nên xem lại. Tóm lại lần này bài toán có thách thức lớn hơn và khá mạo hiểm. Thực hiện tại Trường Sa, điều kiện rất khó khăn về nhiều mặt, đòi hỏi phải tính toán rất kỹ, chắc, trúng.

Nhờ nghiên cứu kỹ điều kiện thời tiết khí hậu tại quần đảo Trường Sa và kinh nghiệm thực tế qua nhiều lần ra đảo cũng như đã từng làm mô hình nhà kính mini trước đây, chúng tôi đã có các giải pháp phù hợp. Năm 2012, DA xây dựng nhà kính 252 m2 tại đảo Trường Sa Lớn. Đây là thế hệ đầu tiên, quy cách nhà khá lớn (10 m x 25 m), sử dụng phương thức trồng rau trong khay chứa giá thể.

Qua thực tế, nhà kính tại Trường Sa Lớn hoàn toàn đạt yêu cầu vững vàng, chắc chắn, đủ mát để trồng rau ăn lá quanh năm, nhưng phương thức trồng trên giá thể, trong khay chưa thật sự là phương án tốt, cần cải tiến.

19-16-46_3
Chiến sỹ chăm sóc rau trong nhà kính trên quần đảo Trường Sa

"Đặc biệt, tại đảo Đá Tây có Trung tâm Hậu cần nghề cá (nơi có vai trò quan trọng trong chiến lựợc bảo vệ và khai thác biển Đông), nên được đầu tư để cung cấp một phần rau xanh cho ngư dân. Tương tự thế, đảo Song Tử Tây, nơi có âu tàu, ngư dân vào ra nhiều cũng nên xây dựng thêm một số nhà kính nữa", TS Ngô Quang Vinh.

Năm 2014 này chúng tôi sẽ cải tạo, chuyển phương thức trồng trong khay trên giá thể sang mô hình trồng rau trực tiếp trong bồn thấp (như nhà kính tại Song Tử Tây).

Một trong số mô hình có hiệu quả ấn tượng nhất là nhà kính trồng rau quanh năm tại Song Tử Tây. Xin ông cho biết đôi điều về mô hình này?

Nhà kính lắp đặt tại đảo Song Tử Tây là kết quả kế thừa nhiều nghiên cứu thử nghiệm phương tiện che chắn để trồng rau ở các đảo của chúng tôi (kể cả từ đảo Phú Quý, Bình Thuận (2005) đến nhà kính mini tại TP.HCM, Cam Ranh và Trường Sa Lớn (2007-2008).

Nhà có kết cấu vòm, có lưới giảm nhiệt và tản quang, có khoảng hở thoát nhiệt và hệ thống tưới phun sương làm mát. Các bồn trồng rau trong nhà được xây bờ chắn và đổ đất trộn mụn xơ dừa và phân bò hoai mục. Nhờ cấu tạo nhà và bồn trồng như thế, nhà thoáng mát, luống trồng giữ được độ ẩm.

Nhà kính tại Song Tử Tây không chỉ trồng rau tốt, mà còn chịu gió bão rất tốt, riêng trong năm 2013, nhà đã chịu 5 - 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó có cả siêu bão Haiyan (tháng 11/2013). Đến nay, nhà kính tại Song Tử Tây là thành công nhất với khả năng che chắn mưa, hơi muối mặn để trồng rau an toàn trong cả mùa mưa và mùa khô.

Trong đó, mùa khô có khi nhiệt độ trên 35 độ C rau vẫn an toàn. Trung bình có thể đạt năng suất 2 - 3 kg rau xanh/m2/tháng.

Trên tất cả các khía cạnh, kết cấu nhà đảm bảo vững chắc, chịu được gió lớn; kín, che được mưa và gió mặn nhưng vẫn thoáng mát; vật liệu bền với môi trường biển, nhà kính tại Song Tử Tây có thể là mô hình tốt để nhân rộng sang các đảo khác.

Khả năng nhân rộng mô hình nhà kính Song Tử Tây ra các đảo khác thế nào, thưa ông?

Mô hình thành công ở Song Tử Tây là điều rất phấn khởi đối với chúng tôi và quân, dân Trường Sa.

Một cách ngắn gọn, xin trả lời: Từ mô hình nhà kính tại Song Tử Tây, hoàn toàn có thể ứng dụng triển khai cho các đảo nổi khác. Trong đó, tùy đảo, có thể điều chỉnh vài chi tiết và đặc biệt nên đầu tư tăng hàm lượng công nghệ cao hơn.

Ví dụ dùng pin mặt trời cung cấp điện bơm nước, có hệ thống máng gom và bồn tự trữ nước mưa, sử dụng các chế phẩm sinh học cung cấp dinh dưỡng và bảo vệ thực vật cho cây.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm