| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An thiệt hại quá nặng

Thứ Hai 10/09/2012 , 08:52 (GMT+7)

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An liên tiếp xảy ra mưa rất lớn gây ngập lụt nặng nề tại nhiều huyện trong tỉnh. Theo thống kê chưa đầy đủ, đến hết ngày 8/9 toàn tỉnh có 14.000 ha lúa hè thu từ chắc xanh đến đã chín đã bị ngập chìm trong biển nước; mưa lụt đã làm chết 3 người, bị thương 7 người.

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An liên tiếp xảy ra mưa rất lớn gây ngập lụt nặng nề tại nhiều huyện trong tỉnh. Theo thống kê chưa đầy đủ, đến hết ngày 8/9 toàn tỉnh có 14.000 ha lúa hè thu từ chắc xanh đến đã chín đã bị ngập chìm trong biển nước; mưa lụt đã làm chết 3 người, bị thương 7 người.

>> LÚA HÈ THU BỊ THIỆT HẠI NẶNG NỀ DO MƯA LŨ
>> Hàng nghìn hộ dân bị cô lập do mưa lũ, đã có 5 người chết

Tổng lượng mưa đo được tại các địa phương Nghệ An đợt này từ 251 mm đến 546,2 mm. Cao nhất là các huyện Anh Sơn (509 mm); Quỳnh Lưu (484,2 mm), Nam Đàn (444 mm), Đô Lương (419 mm), Tương Dương (407mm). Riêng TP Vinh có lượng mưa lớn nhất với gần 547mm.


Cống Sa Tràn tại xã Khánh Thành

Mưa to cộng với nước từ thượng nguồn đổ về đã gây lũ trên sông Hiếu và sông Lam, mực nước tại Trạm thuỷ văn Nghĩa Khánh lúc đỉnh điểm lên 39,02m; tại Trạm thuỷ văn Đô Lương 14,87m; Trạm thuỷ văn Yên Thượng 7,7m; Trạm thuỷ văn Nam Đàn 6,45m...

Mưa lớn cũng đã khiến nhiều tuyến giao thông bị ngập lụt và sạt lở nặng. QL7A đoạn từ xã Công Thành đến xã Bảo Thành dài trên 5 km nước ngập lên đến 0,7m; QL48 nhiều đoạn ngập từ 1m - 1,5m; QL15A bị ngập lụt 0,3m tại xã Nhân Sơn và Mỹ Sơn. Tỉnh lộ 534 ngập lúc đỉnh điểm khoảng 1 m từ xã Nghi Hoa đến cầu Phương Tích; tuyến giao thông liên huyện từ Nghi Diên đi Nghi Kiều ngập sâu gần 1 m tại khu vực xã Hưng Trung (Hưng Nguyên); tuyến Nghi Mỹ đi Nghi Công có nhiều chỗ ngập sâu đến 1,5 m...

Tỉnh lộ 533 nối từ Thanh Chương xuống Nam Đàn cũng bị ngập nhẹ tại nhiều điểm ở 4 xã Thanh Hà, Thanh Giang, Thanh Lâm (Thanh Chương) và Nam Lộc (Nam Đàn). Tuyến tỉnh lộ 531 ngập sâu từ 0,5 đến 1,6 m tại 5 điểm tràn; tỉnh lộ 531B cũng có 5 điểm bị ngập từ 0,25 đến 0,5 m...

Tính đến 19 giờ ngày 7/9, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có 3 người chết và 7 người bị thương do mưa lũ gây ra. Trong đó huyện Quỳnh Lưu có 1 người chết (cháu Nguyễn Văn Nam, 4 tuổi, trú xóm 14, xã Quỳnh Lâm); huyện Tân Kỳ 1 người chết (anh Phạm Văn Giáp, 18 tuổi, trú ở xóm 12, xã Nghĩa Bình); huyện Anh Sơn 1 người chết (anh Lang Văn Bắc, 21 tuổi, trú thôn Cẩm Hòa, xã Cẩm Sơn). Có 7 người bị thương, trong đó huyện Anh Sơn 5 người, huyện Yên Thành 2 người.

Mưa lũ đã gây thiệt hại cơ sở vật chất rất nặng nề. Theo thống kê ban đầu của BCĐ PCLB tỉnh đã có 4 ngôi nhà bị sập, 3.667 ngôi ngập chìm trong nước, diện tích lúa hè thu, lúa mùa bị ngập úng lên tới 23.867 ha, trong đó lúa hè thu đang bước vào vụ thu thu hoạch bị ngập, có khả năng mất trắng khoảng trên 14.101 ha, diện tích ngô và rau màu trên 6.520 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập và cuốn trôi 1.612 ha.

Một số công trình thủy lợi như hồ Nhà Bà (xã Giang Sơn Đông), hồ Cá (xã Giang Sơn Tây), hồ Khe Mài (xã Thái Sơn), hồ Khe Su (xã Mỹ Sơn) thuộc huyện Đô Lương bị sạt mái. Tại huyện Tân kỳ cũng có hồ Săng Vì (xã Phú Sơn); hồ Nhành (xã Đồng Văn), bị sạt lở. Huyện Yên Thành chỉ riêng xã Minh Thành có 4 hồ (hồ Vụ, hồ Xây, hồ Xê và hồ Khe Trường) đều bị sạt lở nghiêm trọng. Tại huyện Diễn Châu có đập Bàu bị hư hỏng và cống Diễn Hạnh bị cuốn trôi.

Theo chân các đồng chí lãnh đạo tỉnh và Sở NN-PTNT Nghệ An đi kiểm tra vùng lũ tại huyện Đô Lương, chúng tôi đến 3 xóm 8, 9 và 10 xã Quang Sơn, huyện Đô Lương đang bị cô lập bởi nước lũ và không khỏi xót xa khi chứng kiến hàng nghìn ha lúa hè thu đã ngả màu vàng đang chìm dần trong nước lũ.


Lãnh đạo tỉnh Nghệ An thăm 3 xóm bị cô lập tại xã Quang Sơn

Ông Nguyễn Công Châu, Phó Chủ tịch UBND huyện Đô Lương cho biết: Rằm tháng 7 (31/8) trời đang nắng chang chang, lúa ngoài đồng đã chín khoảng 70%, khi bà con đang chuẩn bị xuống đồng thu hoạch thì trời đổ mưa tầm tã suốt mấy ngày liền khiến không ai kịp trở tay. Bởi thế 90% lúa hè thu đã chín ở Đô Lương bị nhấn chìm trong biển nước. Theo thống kê nhanh của các xã hiện Đô Lương đã có khoảng 2.500 ha lúa hè thu và 300 ha ngô bãi đã ngâm sữa bị ngập sâu trong nước.

Tại huyện Yên Thành, khi chúng tôi về đến địa bàn xã Khánh Thành, con sông Vũ Giang vốn hiền lành là thế cũng đang chứa đầy nước lũ đục ngầu, tuyến đê phía hữu đã bị ngập hoàn toàn, hàng nghìn hộ dân ở đây đã phải sống trên chạn. Đê Vũ Giang phía tả nước dâng lên chỉ còn 20 cm nữa là có thể tràn vào đồng ruộng. Hàng trăm hộ dân không ai bảo ai đều đưa đất đá và rơm chất lên mặt đê để chống tràn nhằm bảo vệ hàng nghìn ha lúa.

Rời huyện Yên Thành, xuống cống Diễn Thành chúng tôi chứng kiến khoảng 20 cán bộ, công nhân viên Cty TNHH MTV thuỷ lợi Bắc Nghệ An đang trằn mình dưới trời mưa để vớt bèo Nhật Bản đang từ các huyện Yên Thành, Diễn Châu ùn ùn đổ về sông Bùng rồi tràn xuống cống xả lũ Diễn Thành. Tuy nhiên sức người đã không thể cản được nên hàng nghìn tấn bèo đang ken cứng lấy phía trên cống Diễn Thành khiến nước lũ trên các cánh đồng khó có thể rút nhanh trong vài ngày tới.


Công nhân đang vớt bèo tại cống xả lũ Diễn Thành

Ông Hồ Ngọc Mai, Giám đốc Cty Thuỷ lợi Bắc Nghệ An khẳng định: Nếu bị nước lũ ngâm thêm vài ngày nữa thì 1.200 ha lúa hè thu đã chín của huyện Diễn Châu có thể bị mất trắng.

Tại huyện Nghi Lộc, mưa lũ cũng gây thiệt hại rất nghiêm trọng. Ông Nguyễn Đức Thọ, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Nghi Lộc ngán ngẩm nói: Toàn huyện hiện có 17 xã bị thiệt hại 50% diện tích lúa hè thu và lúa mùa. Trong đó có 6 xã bị ngập úng nặng nề đó là Nghi Mỹ, Nghi Phương, Nghi Đồng, Nghi Hưng, Nghi Xá và Nghi Tiến. Tính đến 17 giờ ngày 8/9 còn có khoảng 2.710 ha lúa hè thu và lúa mùa bị chìm trong biển nước, trong đó có hàng nghìn ha chìm sâu trong nước lũ tới 30cm. Nghi Lộc cũng có 850 ha ngô vụ đông vừa nảy mầm được 2-3 lá và 250 ha lạc vụ đông và 210 ha vừng vụ hè thu, 103 ha rau màu khác coi như bị xoá sổ.

Hiện nay, Cty TNHH MTV Thuỷ lợi Nam Nghệ An đang phối hợp với các địa phương đã mở hết khẩu độ của 4 cống: Ba ra Nghi Quang, cống Cầu Kiệt, cống Nghi Khánh, cống Rào Đừng để xả lũ liên tục nhưng nước trong đồng vẫn ngập sâu. Nhìn lúa hè thu đang ngậm sữa chìm trong nước mà xót xa, ruột gan cồn cào như trong lòng có lửa đốt!

+ Tại huyện Hưng Nguyên, chúng tôi về các xã Hưng Trung, Hưng Tây, gặp ông Phan Văn Trường, Trưởng phòng NN-PTNT đang cùng anh cán bộ huyện đi kiểm tra tình hình lũ lụt. Ông Trường cho biết: Huyện đang chia ra 3 đoàn đi 3 khu vực vùng trũng nhất của huyện để kiểm tra. Hiện toàn huyện Hưng Nguyên có 2.028 ha lúa, rau màu và ao hồ bị nước lũ nhấn chìm.

Trong đó nặng nhất là các xã Hưng Tây (420 ha), Hưng Trung (320 ha), Hưng Yên Nam (110 ha), Hưng Phúc (136,5 ha) thì 100% diện tích gieo cấy vụ hè thu đều bị nước lũ ngập sâu từ 20 đến 30 cm. Các xã Hưng Đạo (172 ha), Hưng Yên Bắc (300 ha), Hưng Tân (120 ha), Hưng Nhân (85 ha) có tới 90% bị ngập trong nước lũ. Diện tích lúa này chỉ cần ngâm trong nước lũ thêm khoảng 2 ngày nữa là coi như mất trắng.

+ Vào lúc 9 giờ sáng, ngày 7/9, Công trình thuỷ điện Bản Vẽ bắt đầu xả lũ với tổng lưu lượng từ 340 đến 1.000 m3/s nên chỉ khoảng 24 giờ sau, nước sông Lam dâng thêm ít nhất từ 0,5 đến 1 mét. Điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến công tác tiêu úng của tất cả các huyện vùng hạ du sông Lam.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm