| Hotline: 0983.970.780

Ngô trên đất lúa

Thứ Tư 30/07/2014 , 08:20 (GMT+7)

“Vụ này chuyển sang làm ngô, nông dân chúng tôi có thu nhập 42 triệu đ/ha, cao hơn trên 18 triệu đ/ha so với làm lúa, lãi tăng hơn 5 triệu đ/ha” - một nông dân cho biết.

Trước sự đỏng đảnh của thời tiết, nắng nóng khô hạn liên tục xảy ra, trong những năm qua ngành nông nghiệp Bình Định đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng từ SX lúa sang cây trồng cạn ít “ăn” nước. Vụ HT năm nay, mô hình trồng ngô trên đất lúa đã thành công.

Mô hình trồng ngô trên đất lúa được Sở NN-PTNT Bình Định phối hợp cùng Viện KHKT Nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ (DHNTB) thực hiện tại xã Ân Phong (huyện Hoài Ân) với giống ngô LVN 61 do Viện Nghiên cứu ngô chọn tạo.

Theo TS Hoàng Minh Tâm, Viện trưởng Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB, ở Việt Nam, ngô là cây lương thực quan trọng chỉ đứng sau cây lúa. Năm 2013, diện tích ngô trên cả nước đạt gần 1,13 triệu ha, năng suất bình quân 4,45 tấn/ha và sản lượng đạt 5,2 triệu tấn. Tuy nhiên SX ngô vẫn không đủ cung ứng cho nhu cầu chăn nuôi nên mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu thêm 2,3 triệu tấn ngô hạt thương phẩm.

Thực tế trên cho thấy, SX ngô ở nước ta phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước. Trong khi đó, SX lúa vụ HT ở vùng duyên hải Nam Trung bộ không được thuận lợi, thời tiết nắng nóng, thường xuyên đối mặt với khô hạn, thiếu nước tưới, năng suất và hiệu quả kinh tế thấp nên việc chuyển đổi trồng ngô trên đất lúa là rất cần thiết.

Xã Ân Phong triển khai mô hình chuyển đổi trồng ngô trên đất lúa ở 3 điểm: Thôn An Đôn 5 ha với 36 hộ tham gia; thôn An Hậu 20 ha, 151 hộ tham gia và thôn An Thiện 5 ha, 29 hộ tham gia.

Đây là thử nghiệm bước đầu cho việc chuyển đổi trồng ngô trên những diện tích đất lúa kém hiệu quả ở Bình Định và cũng là để chọn hướng đi cho công cuộc tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong thời gian tới.

Nông dân Võ Văn Đồng ở thôn An Đôn tham gia mô hình với diện tích hơn 1 sào cho biết: “Trước đây diện tích này tui trồng 3 vụ lúa, mấy năm nay vụ HT nào cũng bị hạn nên cây lúa thường mất mùa do thiếu nước.

“Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB là đơn vị nghiên cứu, trước chủ trương lớn của Bộ NN-PTNT về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Viện sẽ xây dựng nhiều mô hình hiệu quả để giới thiệu với nông dân. Ngoài ra, trong những năm qua, Viện đã nghiên cứu thành công nhiều giống ngô lai nội địa có sức chịu hạn cao, phù hợp với tình hình khí hậu khắc nghiệt ở miền Trung hiện nay”, ông Hoàng Minh Tâm nói.

Vụ HT năm nay tham gia mô hình chuyển đổi sang trồng ngô tui thấy rất hiệu quả. Trồng luân canh sâu bệnh giảm hẳn, giống ngô LVN 61 cho trái dày hạt. Tui làm ngô đã nhiều năm nay nhưng đây là lần đầu tiên tiếp cận được giống ngô cho hiệu quả cao như vậy”.

Theo tính toán của nông dân Võ Văn Đồng, năng suất ngô vụ HT năm nay đạt 72 tạ/ha, bán được giá 5.900 đ/kg. Trong khi đó, năng suất lúa vụ này đạt cao lắm cũng chỉ 60 tạ/ha, nhưng giá lúa chỉ 5.700 đ/kg.

“Vụ này chuyển sang làm ngô, nông dân chúng tôi có thu nhập 42 triệu đ/ha, cao hơn trên 18 triệu đ/ha so với làm lúa, lãi tăng hơn 5 triệu đ/ha”, ông Đồng cho biết thêm.

Ông Hồ Sĩ Công, Trưởng Bộ môn Cây lương thực (Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB), người trực tiếp theo dõi mô hình cho biết: “Giống ngô lai LVN 61 có khả năng chịu nóng tốt, thích ứng với điều kiện đất đai và khí hậu ở Ân Phong nói riêng, chịu thâm canh, thời gian sinh trưởng ngắn ngày phù hợp với cơ cấu 3 vụ/năm.

Kết quả năng suất ngô trong mô hình đạt 72,24 tạ/ha khẳng định hiệu quả kinh tế tăng 30,8% đáp ứng được mục tiêu đặt ra. Do đó mô hình chuyển đổi trồng ngô trên đất lúa vụ HT đang được đông đảo bà con nông dân đánh giá cao và mong muốn phát triển mở rộng SX trong thời gian tới”.

Ông Phan Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân cho hay: “Hoài Ân đang đẩy mạnh chuyển lúa sang ngô, trong năm 2013 đã thực hiện được 1.628 ha, lợi nhuận so với cây lúa tăng từ 1,2 - 1,3 lần. Quy hoạch đến năm 2015, Hoài Ân sẽ phát triển cây ngô lên 2.000 ha, thành công của mô hình này sẽ là động lực để chúng tôi yên tâm thực hiện”.

Ông Hồ Ngọc Hùng, Phó GĐ Sở NN-PTNT Bình Định đánh giá: “Hiệu quả của mô hình này sẽ là cơ sở để ngành nông nghiệp Bình Định tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Toàn tỉnh đang có hơn 10.000 ha ruộng chân đất cao có thể chuyển sang trồng ngô.

Sở cũng đang có chủ trương chuyển mạnh SX cây ngô để cung ứng cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc trên địa bàn và trồng ngô bán cây để nuôi bò sữa. Sắp tới chúng tôi sẽ tổ chức gặp gỡ 8 doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi bàn việc tiêu thụ ngô để giảm thiểu nhập nguyên liệu từ nước ngoài”.

Xem thêm
Vùng cao nuôi con đặc sản: [Bài3] Độc đáo heo thảo mộc

Một con heo bình thường, nhưng khi được nuôi với quy trình đặc biệt thì nó trở thành đặc sản, đó là cách nuôi cho heo ăn thảo dược…

Cục trưởng Cục Thú y: ‘Không có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật’

Trước thông tin có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long đã đối thoại với các doanh nghiệp để làm rõ tin đồn này.

Trồng sầu riêng nghịch vụ, kiếm tiền tỷ mỗi năm

CẦN THƠ Một kỹ sư nông nghiệp có bí quyết xử lý sầu riêng nghịch vụ, tận dụng khoảng trống thị trường để bán được giá cao, mang về doanh thu tiền tỷ mỗi năm.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm