| Hotline: 0983.970.780

Người dân Hà Nội đội mưa mua cam Cao Phong

Thứ Bảy 10/01/2015 , 19:27 (GMT+7)

Cam Cao Phong nổi tiếng bởi hương vị ngọt thanh, thơm đặc trưng, vỏ mỏng.

Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) và UBND tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức khai mạc Tuần lễ Cam Cao Phong Hòa Bình (diễn ra từ ngày 10 đến ngày 16/1/2015) tại Siêu thị Hapromark C13 Thành Công - Hà Nội vào sáng 10/1.

Thậm chí, khi chưa đến giờ khai mạc, nhân viên của siêu thị Hapromark C13 Thành Công đã phải tất tả vận chuyển thêm hàng chục thùng các tông chứa cam canh, cam Xã Đoài để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.

Với giá ưu đãi 60.000 đồng/kg cam canh; 40.000 đồng/kg cam Xã Đoài, Tuần lễ Cam Cao Phong tại Hà Nội là cơ hội để người tiêu dùng thủ đô được thưởng thức hương vị thơm ngon của sản phẩm cam trồng tại huyện Cao Phong.

Theo ông Vũ Đình Việt, PCT UBND huyện Cam Cao (Hòa Bình): Cam Cao Phong nổi tiếng bởi hương vị ngọt thanh, thơm đặc trưng, vỏ mỏng và đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm vì được chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP; không sử dụng các loại thuốc diệt sâu bệnh nguy hại đến môi trường và người sử dụng.

Đặc biệt, cam Cao Phong đã được áp dụng công nghệ CAS (công nghệ bảo quản tế bào sống) do Nhật Bản chuyển giao, giúp thực phẩm đảm bảo chất lượng tốt hơn, tươi lâu hơn, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tuy nhiên thương hiệu cam Cao Phong chưa được người tiêu dùng biết đến rộng rãi, thậm chí e sợ là hoa quả của Trung Quốc, chất lượng không đảm bảo.

Thời gian qua, UBND huyện Cao Phong và tỉnh Hòa Bình đã có nhiều giải pháp bảo vệ và quảng bá sản phẩm, trong đó việc đăng ký và được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) công nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong là việc làm thiết thực, nhằm quảng bá trái cây đặc sản của địa phương ra thị trường.

Ông Vũ Thanh Sơn, TGĐ Tổng công ty Hapro, chia sẻ: Việc Hapro và UBND tỉnh Hòa Bình phối hợp tổ chức sự kiện Tuần lễ Cam Cao Phong tại Hà Nội sẽ tạo ra cú hích mạnh mẽ để người tiêu dùng thủ đô biết đến thương hiệu cam Cao Phong.

Đây cũng là một trong những hoạt động nhằm cụ thể hóa những nội dung hợp tác giữa Hapro và UBND tỉnh Hòa Bình trong việc hỗ trợ, quảng bá, xúc tiến sản phẩm nông sản, đặc sản của Hòa Bình tại thị trường Hà Nội.

Trong dịp này, chúng tôi cũng sẽ tranh thủ quảng bá, xúc tiến bán hàng cam Cao Phong tại hệ thống bán buôn, bán lẻ của Tổng công ty tại Hà Nội, cụ thể: bán buôn Phòng kinh doanh Tổng hợp, chợ đầu mối phía Nam; bán lẻ tại 3 điểm gồm: siêu thị Hapromark C13 Thành Công, Haprofood 51 Lê Đại Hành, siêu thị Unimark số 8 Phạm Ngọc Thạch từ ngày 10 – 16/1/2015.

Bà Trần Thị Phương Lan, PGĐ Sở Công Thương Hà Nội, cam kết sẽ tạo mọi điều kiện tối đa để đưa sản phẩm cam Cao Phong của tỉnh Hòa Bình vào hệ thống bán buôn, bán lẻ rộng khắp của Hapro và các khu chợ đầu mối, siêu thị… trên địa bàn Hà Nội.

Đồng thời, bà Lan cũng mong muốn UBND tỉnh Hòa Bình nói chung và các cơ quan, ban, ngành của huyện Cao Phong tăng cường hỗ trợ người trồng cam và kiến thức và khoa học kỹ thuật SX cam đảm bảo an toàn thực phẩm; giám sát chặt chẽ, phát hiện nhanh và xử lý kịp thời các hành vi giả mạo thương hiệu cam Cao Phong để trục lợi.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm