| Hotline: 0983.970.780

Nguyên Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam làm Trưởng đại diện Văn phòng đại diện Tập đoàn FLC tại Nhật Bản

Thứ Ba 07/11/2017 , 09:45 (GMT+7)

Ngày 6/11/2017, Tập đoàn FLC chính thức khai trương văn phòng đại diện đầu tiên tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Lễ cắt băng khai trương Văn phòng đại diện Tập đoàn FLC tại Nhật Bản

Buổi lễ có sự tham dự của ông Nguyễn Quốc Cường, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản; ông Norio Hattori, Nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, Trưởng đại diện văn phòng của Tập đoàn FLC tại Nhật Bản; ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC; cùng hơn 200 đối tác, khách hàng là các chuyên gia bất động sản, đại diện các quỹ đầu tư, doanh nghiệp, nhà đầu tư cá nhân, cơ quan thông tấn báo chí đến từ Nhật Bản và Việt Nam.
 

Thị trường chiến lược

Phát biểu tại sự kiện, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC nhấn mạnh, nhiều doanh nhân Việt Nam nói riêng và người dân nói chung ngưỡng mộ sự cần cù, thông minh của người Nhật.

“Đối với chúng tôi, Nhật Bản là một quốc gia có nhiều điều để học hỏi, hợp tác. Vì vậy, Tập đoàn FLC lựa chọn Nhật Bản là thị trường chiến lược số một để mở văn phòng đại diện đầu tiên tại nước ngoài”, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC nhấn mạnh.

Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, phát biểu tại buổi lễ

Văn phòng đại diện tại Nhật Bản sẽ là đầu mối kết nối thông tin, khai thác cơ hội đầu tư, xúc tiến giao dịch kinh doanh giữa Tập đoàn FLC và đối tác Nhật Bản trong các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi và mở rộng như: Bất động sản nghỉ dưỡng với các dự án 5 sao quy mô lớn trên 10 tỉnh thành; nông nghiệp công nghệ cao, xuất khẩu lao động...

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản - ông Nguyễn Quốc Cường đánh giá Tập đoàn FLC hiện là một trong những tập đoàn bất động sản nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam, với hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực. Những dự án của FLC đã được triển khai trên thực tế và đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương ven biển.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản - ông Nguyễn Quốc Cường đánh giá Tập đoàn FLC hiện là một trong những tập đoàn bất động sản nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam

“Tôi cảm thấy hết sức vui mừng trước sự kiện thành lập văn phòng đại diện của Tập đoàn FLC tại Tokyo, Nhật Bản, điều đó minh chứng cho tốc độ phát triển nhanh và mạnh của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. Tôi và Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản sẽ luôn luôn sát cánh và đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam trên tiến trình mở rộng hoạt động ra quốc tế”, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường khẳng định.
 

Khởi đầu thuận lợi

Với kinh nghiệm dày dặn trong cố vấn thương mại Việt – Nhật, Nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam – ông Norio Hattori cho biết quận Marunouchi, trung tâm Tokyo, là xuất phát điểm của nhiều cuộc cách mạng và đổi mới về kinh tế của Nhật Bản. Do đó, đây được xem là điểm khởi đầu thuận lợi đặt nền móng cho hoạt động của FLC tại thị trường này.

Nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam – ông Norio Hattori giữ vai trò Trưởng đại diện Văn phòng đại diện Tập đoàn FLC tại Nhật Bản

Dưới vai trò Trưởng đại diện Văn phòng của Tập đoàn FLC tại Nhật bản, ông Norio Hattori cam kết đóng góp hết sức mình đưa văn phòng phát triển mạnh, trở thành pháp nhân tại Nhật Bản để mở rộng hoạt động của Tập đoàn.

Sự kiện khai trương văn phòng đại diện tại Tokyo, Nhật Bản đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chiến lược mở rộng thị trường ra thế giới của FLC, đưa FLC trở thành một trong những doanh nghiệp bất động sản Việt Nam đầu tiên có văn phòng đại diện ở nước ngoài.

Sau lễ khai trương, ban lãnh đạo FLC đã tiếp xúc và trao đổi với nhiều đối tác quan tâm trong lĩnh vực y tế và nông nghiệp của Nhật Bản. Trong khuôn khổ các hoạt động bên lề, Tập đoàn có chuyến tham quan Trang trại nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Farmdo, thăm và làm việc với Công ty Bất động sản Mitsubishi tại Marunouchi.

Tập đoàn có chuyến tham quan Trang trại nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Farmdo

Với kết quả đạt được này, Tập đoàn FLC kỳ vọng sẽ có thêm nhiều hợp tác, mở rộng mạng lưới đầu tư trong cộng đồng Việt – Nhật, qua đó góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát triển sâu rộng.

Là một trong những doanh nghiệp bất động sản dẫn đầu Việt Nam, Tập đoàn FLC đã có nhiều đóng góp trong các hoạt động quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam ra thị trường quốc tế.

Tại thị trường Nhật Bản, vào đầu tháng 9 vừa qua, FLC đã tổ chức thành công roadshow và hội thảo giới thiệu tiềm năng bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam ở Toyko. Sự kiện đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư và đối tác đến từ Nhật Bản, bước đầu tạo ra những triển vọng tích cực cho mối quan hệ hợp tác, giao thương rất được kỳ vọng giữa hai bên.

Tiếp đó, tại lễ hội Việt Nam tổ chức ở tỉnh Kanagawa vào giữa tháng 9, Tập đoàn FLC có dịp gặp gỡ, làm việc với nhiều đối tác địa phương, giới thiệu về các sản phẩm kinh doanh chủ lực như bất động sản, du lịch, lữ hành, golf, cung ứng nhân lực… tới đông đảo khách hàng Kanagawa.

Sau lễ khai trương, ban lãnh đạo FLC đã tiếp xúc và trao đổi với nhiều đối tác quan tâm trong lĩnh vực y tế và nông nghiệp của Nhật Bản

Những hoạt động tích cực của FLC tại Nhật Bản thời gian qua đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác, kết nối kinh doanh cho cả hai bên, là tiền đề để Tập đoàn FLC tiến tới thành lập văn phòng đại diện, đánh dấu bước phát triển đầu tiên tại một trong những thị trường lớn nhất Châu Á.

Để biết thêm thông tin, xin liên hệ:

Ban Truyền thông - Tập đoàn FLC

Ms. Quách Thị Hà; Email: haqt@flc.vn; Mobile: 0983 043 346

Ms. Lê Ngọc Mai; Email: mailtn@flc.vn; Mobile: 097 666 7127

 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm