| Hotline: 0983.970.780

Những 'ma làng' ở Cao Đức

Thứ Ba 01/12/2015 , 10:15 (GMT+7)

Núp bóng dưới danh nghĩa của một HTX "ma", từ hàng chục năm nay, HTX Gia Thuận tại xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh có dấu hiệu cấu kết với một số cán bộ địa phương tàn phá hàng trăm nghìn m2 đất sản xuất nông nghiệp màu mỡ của nhân dân.

Điều đáng ngạc nhiên là những hành vi vi phạm đã rõ ràng nhưng không hiểu sao vẫn chưa hề có một cơ quan chức năng nào xử lý. Hầu hết các vi phạm pháp luật được xử lý bằng lệ làng, và những người nông dân chân đất đứng lên đòi quyền lợi lại bị đe dọa, trù dập.

HTX “ma” tàn phá đất nông nghiệp

5 người được nhân dân thôn Kênh Phố tín nhiệm bầu ra để đứng đơn trong quá trình đòi quyền lợi chính đáng của mình đều là những người có uy tín trong thôn, bao gồm các ông Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Tuấn Lâm, Đỗ Xuân Toàn, Nguyễn Văn Tế, Phạm Đức Ban.

Trong lá đơn mới nhất cầu cứu đến cơ quan chức năng họ đã viết: "Chúng tôi là những thành viên được dự hội nghị quân dân chính đảng mở rộng ngày 1/5/2015. Qua nhiều ý kiến tham gia về nội dung chủ tọa hội nghị triển khai, các thành viên tham dự hội nghị đã đi đến thống nhất làm đơn tố cáo HTX Gia Thuận do ông Phạm Đăng Trường làm chủ nhiệm đã vi phạm hợp đồng tráo trở, lật lọng trong quá trình thuê đất sản xuất nông nghiệp của người dân".

Năm 2001, những người nông dân ở thôn Kênh Phố ký hợp đồng với Cty Phú Mỹ (xã Phú Hòa, huyện Lương Tài) do bà Nguyễn Thị Trọng làm giám đốc để trồng cây lương thực trên diện tích 342.019 m2.

Theo đó, có khoảng hơn 500 hộ dân trong thôn đã đồng ý gom đất để trưởng thôn Nguyễn Văn Ngang và cán bộ thôn đứng ra ký hợp đồng cho DN này thuê đất để sản xuất nông nghiệp có thời hạn đến năm 2013. Mức giá thuê thầu được tính cụ thể 35 kg thóc/sào/năm.

Hợp đồng cũng ghi rất rõ, khi hết thời hạn thuê thầu phải san tản trả lại mặt bằng cho nhân dân sản xuất. Tuy nhiên, chỉ chưa đầy một năm sau, ngày 25/8/2002, Cty Phú Mỹ đã chuyển nhượng toàn bộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân thôn Kênh Phố cho HTX Gia Thuận do ông Phạm Đăng Trường làm chủ nhiệm và ông Lưu Đình Dụng làm kế toán.

Điều đáng nói là vụ chuyển nhượng giữa Cty Phú Mỹ và HTX Gia Thuận người dân hoàn toàn không hề hay biết. Chỉ sau khi việc ký kết chuyển nhượng xong xuôi, khi người dân truy hỏi thì mới ngã ngửa khi toàn bộ diện tích đất sản xuất đã hoàn tất về tay ông Trường và HTX Gia Thuận.

Có được đất sau thương vụ chuyển nhượng mập mờ, ông Trường đã tự ý chuyển đổi một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp sang sản xuất gạch. Hàng loạt chủ lò gạch được ông Trường cho thuê lại đất đã đổ xô về cày xới, đào bới tứ tung cánh đồng bãi Nguyện Bàn. Từng lớp đất mặt của cánh đồng được bốc đi, chỉ trong một thời gian ngắn, bãi Nguyện Bàn màu mỡ phù sa bên bờ Nam sông Đuống trở nên tan hoang, hệt như thể bị hàng chục quả bom ném xuống.

Tổng cộng, trong suốt thời hạn thuê đất, đã 3 lần HTX Gia Thuận xin chuyển đổi 162.000 m2 đất sản xuất nông nghiệp sang sản xuất vật liệu xây dựng.

Cụ thể, năm 2002 tự ý chuyển đổi 72.000 m2, năm 2004 tự ý chuyển đổi 18.000 m2, năm 2008 tự ý chuyển đổi 72.000 m2. Và cứ sau mỗi một đợt chuyển đổi như vậy, đất sản xuất nông nghiệp ở bãi Nguyện Bàn bị biết thành ao hồ sâu hoắm, còn HTX Gia Thuận và cá nhân ông Trường thu lợi tiền tỷ từ tiền bán đất sản xuất cho các lò gạch.

Nông nhân Kênh Phố cay đắng nhìn ruộng đất của mình bị xẻ bán một cách vô tội vạ, nhưng điều khiến họ bức xúc là quá trình chuyển đổi, HTX Gia Thuận cấu kết với lãnh đạo địa phương tự ý chuyển đổi đất ruộng khi chưa được sự cho phép của các cơ quan chức năng đủ thẩm quyền gây ra hệ lụy rất nhiều mảnh ruộng không thể sản xuất được, phải bỏ hoang.

Và bức xúc hơn nữa là hết thời hạn thuê đất, số diện tích bị đào bới này, HTX Gia Thuận đã không san tản trả lại mặt bằng cho nhân dân thôn Kênh Phố như cam kết ban đầu.

Tại cuộc họp thôn Kênh Phố vào ngày 21/5/2014, chính quyền và nhân dân trong thôn đã nhất trí cho HTX Gia Thuận gia hạn thêm 8 tháng kể từ ngày 1/1/2014, đồng thời ông Trường phải đặt cọc 300 triệu đồng để làm tin. Khi hết thời hạn gia hạn, nếu HTX Gia Thuận hoàn thành nội dung đã ghi trong hợp đồng thì đại diện thôn sẽ ra ngân hàng rút tiền trả lại HTX cả gốc lẫn lãi.

Tuy nhiên, theo tố cáo của nhân dân, sau đó, HTX Gia Thuận một mặt chây ỳ không chịu chấp hành, một mặt cấu kết với một số cán bộ thôn tự ý đi rút tiền mà nhân dân không được biết. Tổng cộng, khối lượng san tản mới chỉ được 3.692 m2 đất, còn lại 7.000 m2 không trả lại mặt bằng cho nhân dân.

“Khi nhân dân Kênh Phố quyết định gia hạn thêm cho HTX Gia Thuận thì Chủ tịch UBND xã chỉ đạo ông Trường đặt cọc 300 triệu đồng để làm tin. Số tiền này được nhân dân thống nhất gửi vào ngân hàng. Đúng vào thời điểm bàn giao chức trưởng thôn Kênh Phố, không hiểu bằng cách nào họ đã rút được tiền ra, đất sản xuất của nhân dân vẫn không được trả lại mặt bằng”, ông Nguyễn Hữu Vinh, một trong những người được nhân dân Kênh Phố cử đi đòi quyền lợi cho biết.

Tổng cộng, theo tố cáo của người dân, HTX Gia Thuận do ông Trường làm chủ nhiệm đã chiếm dụng số tiền 353.018.000 đồng. Ngoài ra, còn một số diện tích ông Trường lấy đất làm gạch, bơm cát vào. Cụ thể, khi người dân kiểm tra đã phát hiện gần 3.000 m2 đất của thôn để làm bờ đi lại và đất canh tác bị ông Trường đào thành ao để lấy đất sản xuất gạch.

Nghi vấn cấu kết ăn chia

Để làm rõ những tố cáo của người dân thôn Kênh Phố, PV NNVN đã có buổi làm việc cùng với lãnh đạo UBND xã Cao Đức và ông Phạm Đăng Trường, Chủ nhiệm HTX Gia Thuận.

14-25-30-nong-dn-to-co-htx-gi-thun151844672
Nông dân tố cáo HTX Gia Thuận

Trước hết, cả ông Nguyễn Đình Ngang- PCT UBND xã Cao Đức (nguyên Trưởng thôn Kênh Phố, người trực tiếp ký hợp đồng cho thuê đất) lẫn ông Trường đều thừa nhận, về cơ bản, HTX Gia Thuận bây giờ rơi vào tình trạng “chết chưa thể chôn”. Theo vị lãnh đạo xã Cao Đức, tiếng là HTX nhưng bây giờ hầu như chỉ còn mỗi ông Trường đứng tên và không có bất cứ hoạt động gì.

Sự thật nếu đúng như xác nhận của lãnh đạo địa phương thì những tố cáo của người dân thôn Kênh Phố gần như đi vào ngõ cụt, bởi thực tế, các giao kèo về thuê đất đều đứng tên HTX Gia Thuận. Bản thân ông Trường cũng thừa nhận: Trước đây, khi thành lập, mục đích của HTX Gia Thuận là sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, sau đó do làm ăn không hiệu quả nên chuyển đổi sang làm gạch, và bây giờ thì gần như không hoạt động nữa.

Vấn đề nghiêm trọng nhất là việc tự ý chuyển đổi, nói thẳng ra là tàn phá hàng trăm ngàn m2 đất sản xuất nông nghiệp màu mỡ thuộc quyền sử dụng của nhân dân sang sản xuất vật liệu xây dựng, xúc đi làm gạch thì ông Ngang – PCT phụ trách lại trả lời vòng vo kiểu không hề hay biết.

“Theo qui định thì đúng là cấp xã không có chức năng chuyện đổi. Tuy nhiên hồ sơ chuyển đổi thế nào tôi không biết. Gửi đến cấp nào, cấp nào cho phép chuyển đổi tôi cũng không biết”.

Trong khi đó ông Phạm Đăng Trường đã thẳng thắn thừa nhận: Toàn bộ qui trình xin chuyển đổi chỉ gửi lên cấp xã thôi.

Điều này có thể khẳng định, ông Trường đã cấu kết với UBND xã Cao Đức tự ý chuyển đổi một diện tích lớn đất sản xuất nông nghiệp sang đất sản xuất vật liệu xây dựng khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Khi PV nói rằng, hành vi này vi phạm nghiêm trọng các qui định của Luật Đất đai, ông Nguyễn Đình Ngang thủng thẳng: Nhưng người dân đã đồng ý rồi mà.

Thêm một chi tiết đáng lưu ý nữa, trong đơn thư người dân Kênh Phố gửi đi cầu cứu các cơ quan chức năng có đoạn: Khi ông Ngang làm trưởng thôn Kênh Phố đã cấu kết với ông Trường làm "mất tích" 22.845 m2 đất và không thu tiền thuê đất trong vòng 11 năm.

Còn nữa, năm 2004, ông Ngang có giao đất cho ông Trường chuyển đổi mục đích sử dụng đất của thôn Kênh Phố ở hướng Bắc sơ đồ giao từ sông Đuống sang sông Thái Bình là 384m, nhưng đến năm 2006, tổ kiểm tra của thôn phát hiện thực tế là 500m. Chính vì vậy, trong các đơn thư, người dân đề nghị UBND xã Cao Đức không giao cho ông Ngang giải quyết vì “có dính líu và không đủ tư cách”.

Không những tàn phá đất sản xuất nông nghiệp, nhân dân thôn Kênh Phố còn tố cáo HTX Gia Thuận cấu kết với một số cán bộ địa phương lập dự án khống trồng chuối.

Năm 2008, thôn kênh Phố cho HTX và cá nhân ông Trường thuê 88.000 m2 và diện tích đất dôi ra là 7.918m2, ông Trường đã công nhận song không chịu nộp sản phẩm theo cam kết người dân.

Năm 2012, trong kết luận thanh tra của Thanh tra huyện Gia Bình thì vào năm 2011, Phòng NN-PTNT huyện Gia Bình có cấp kinh phí hỗ trợ trồng cây vụ đông với tổng số tiền là 195.062.225 đồng, tuy nhiên việc quản lý, giám sát số tiền chưa chặt chẽ, gây khiếu kiện trong nhân dân.

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm