| Hotline: 0983.970.780

Những toan tính chiến lược của Putin ở Syria

Thứ Tư 12/04/2017 , 08:20 (GMT+7)

Khi tổng thống Nga Vladimir Putin quyết định đưa quân vào Syria, một lần nữa Mỹ và châu Âu lại phải một phen nát óc dự đoán ý đồ của nhà lãnh đạo Nga và những bước đi tiếp theo.

Có sự hiện diện của Nga thì câu chuyện không bao giờ là đơn giản đối với Mỹ và đồng minh.

12-24-57_1044809393
Máy bay cường kích Su-34 ném bom tấn công IS ở Aleppo, Syria (Ảnh: Sputnik)

Richard Lourie, tác giả cuốn sách “Vua của bầy sói: Vladimir Putin và nước Nga của ông ta” viết trên trang web của đài Aljazeera: “Ông Putin thường rất khó đoán, nhưng thực ra, tuy ít người biết, động cơ của ông ta thường đơn giản và không thay đổi. Đó là duy trì và củng cố quyền lực của mình và của nước Nga. Đối với Putin, hai điều ấy là một và quan trọng như nhau. Giống như vua Louis XIV (Louis Đại đế của nước Pháp), Putin cũng có thể nói, ta chính là nhà nước”.
 

Hành động quyết đoán

Theo Lourie, khả năng đặc biệt của ông Putin là nhận diện các tình huống quyền lực và các lợi ích đang trong giai đoạn sơ khai chuyển đổi và ra các quyết định hành động rất nhanh và chính xác. “Đó là những gì ông ta đã làm ở Ukraine và Syria”, Lourie viết.

Nhưng những vấn đề ở Syria không chỉ ảnh hưởng đến riêng nước này, khu vực này. Bằng chứng là cuộc khủng hoảng con tin ở châu Âu, gây ra nhưng căng thẳng về kinh tế và chính trị. Và trong bối cảnh ấy, ai thực sự chấm dứt chiến tranh ở Syria và ngăn dòng người tị nạn sẽ được xem là hành động vì lợi ích châu Âu.

Không chỉ có thế, mong muốn gần nhất của ông Putin là việc giảm nhẹ hoặc xóa bỏ các lệnh cấm vận đối với Nga sau khi nước này sáp nhập vùng Crimea. Lệnh cấm vận mà Mỹ và đồng minh đưa ra, cùng lúc với tình trạng giá dầu giảm mạnh, đã gây tổn thất lớn cho nền kinh tế Nga.

Nhưng hãy lấy Iran làm ví dụ: Các lệnh cấm vận thực sự gây ra tổn hại nhưng sớm hay muộn, cũng sẽ bị dỡ bỏ. Không giống Iran, Putin không tìm cách đạt được một thỏa thuận với Mỹ và châu Âu. Thay vào đó, ông chủ điện Kremlin tiếp tục thực hiện các bước đi được nhìn nhận là phục vụ lợi ích sống còn của châu Âu: ngăn chặn dòng người tị nạn, tấn công trực tiếp vào IS.
 

Những lợi ích khác

Tuy nhiên, ngoài những tính toán nói trên, ông Putin hay nước Nga, theo Lourie, còn có những lợi ích khác ở Syria. Thông qua việc thành lập một liên minh chia sẻ thông tin tình báo với Syria, Iran và Iraq, ông Putin đặt Mỹ vào tình huống rất khó khăn. Mỹ có thể tham gia liên minh này, đồng nghĩa với việc ngầm công nhận chính phủ đương nhiệm của ông Bashar al-Assad ở Syria là hợp pháp (và công khai đứng bên cạnh Iran), hoặc không tham gia và bị coi là tỏ ra cao đạo một cách giả dối.

Chính quyền của ông Obama từng cho rằng dân tị nạn chạy trốn chính quyền Assad hơn là IS. Nga có quan điểm ngược lại. Nhưng nếu Putin đánh IS và các nhóm chống chính phủ Syria khác, giúp nhiều người Syria không phải tiếp tục rời bỏ đất nước, ông sẽ là người chiến thắng, không nghi ngờ gì nữa.

Lourie cho rằng với tính thế ở Syria, Nga rõ ràng thắng thế Mỹ và uy tín của ông Putin lại tăng lên cả trong nước lẫn trên chính trường quốc tế.

“Ví dụ, chính quyền Obama tuyên bố giới chức Syria đã “vượt lằn ranh đỏ” khi sử dụng vũ khí hóa học và Nga đã đứng ra dàn xếp và đạt được thỏa thuận, theo đó chính quyền Syria cam kết không sử dụng loại vũ khí này nữa. Mỹ tỏ ra lưỡng lự và rồi dễ dàng bỏ qua”, Lourie viết.

Nhưng ngoài việc thuyết phục châu Âu dỡ bỏ cấm vận đối với Nga và làm mất mặt Mỹ, ông Putin có những lý do khác để ủng hộ chính quyền Syria và tham gia liên minh chia sẻ thông tin tình báo với Syria-Iran-Iraq.
 

Yếu tố IS

Lourie, nhà văn, nhà báo Mỹ, chuyên gia về Nga cho rằng tổng thống Putin muốn đánh bại IS tại Syria để không phải chiến đấu với chúng trên đất Nga.

12-24-57_cbf9f0f329d43e6747f6ce4954b92
Một chiến binh người Chechnya trong hàng ngũ IS (Ảnh: Moscow Times)

Ngày 23/9/2015, ông chủ trì lễ khai trương nhà thờ Hồi giáo lớn nhất Matxcơva. Mặc dù sức chứa của nhà thờ này lên tới 10.000 người, so với số người theo Hồi giáo ở thủ đô nước Nga là khoảng 2 triệu người thì chẳng thấm vào đâu. Nhiều người trong số này là lao động xuất khẩu tới đây từ thời Liên Xô. Hàng trăm ngàn người đã hồi hương do công ăn việc làm tại Nga trở nên khó khăn sau khi có các lệnh cấm vận từ phương Tây. Một số trong nhóm này có thể dễ dàng được IS tuyển mộ.

Kịch bản tồi tệ hơn: các nhóm ly khai người Chechen (Chechnya) ở niềm nam nước Nga dần thay đổi, từ việc đòi độc lập, sang cam kết trung thành với IS. Nhiều người Chechnya đã gia nhập IS tại Syria và Iraq, nơi chúng được coi là những chiến binh xuất sắc với kinh nghiệm chiến đấu trước đó tại Nga. Điều nghịch lý và trớ trêu là nếu ông Putin mang lại hòa bình cho Syria, những chiến binh Chechnya này sẽ lại quay về Nga.

Nếu Nga có thể được xem là rất nghiêm túc trong việc chấm dứt chiến tranh ở Syria, nguyên nhân của làn sóng người tị nạn, và Ukraine dần trở lại ổn định, tình cảm của cả châu Âu sẽ khác: dân châu Âu sẽ chống lại các lệnh cấm vận vì trong mắt họ, Nga làm được nhiều việc hơn là Mỹ.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm