| Hotline: 0983.970.780

Nỗ lực và thận trọng trong thả tôm đầu vụ

Thứ Tư 22/02/2017 , 13:15 (GMT+7)

ĐBSCL đang bước vào cao điểm thả nuôi tôm nước lợ vụ 2017, tiến độ thả tôm đầu vụ nhanh hơn so cùng kỳ.

Người nuôi tôm có xu hướng chọn thả nuôi tôm thẻ nhiều hơn tôm sú, mật độ nuôi cũng vừa phải và phù hợp với khả năng đầu tư. Nhưng cũng thận trọng do có trở ngại về môi trường…
 

Diện tích nuôi tăng nhanh

Ông Phạm Việt Phương, Phó chủ tịch UBND xã Trung Bình, huyện Trần Đề (Sóc Tăng), cho biết, từ đầu vụ đến nay nông dân tiến hành cải tạo ao nuôi tôm được 1.205 ha, chiếm 78,76% diện tích; thả giống tôm được 216 ha, đạt 14,12% kế hoạch, trong đó, nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng 205 ha, đạt 22,7%, tôm sú nuôi thâm canh 11 ha, đạt 1,75% kế hoạch.

13-49-24_nong-dn-thi-trn-long-phu-soc-trng-che-luoi-giu-on-dinh-nhiet-do-cho-tom-nuoi-du-vu-nh-vn-c-
Người nuôi tôm có xu hướng chọn thả nuôi tôm thẻ nhiều hơn tôm sú
 

Ông Phương cho biết thêm, thành công cơ bản của vụ nuôi năm 2016 đã tạo điều kiện thuận lợi về vốn và tư tưởng phấn khởi của người dân để tiếp tục đầu tư cho vụ tôm năm 2017, bên cạnh đó việc đầu tư hệ thống thủy lợi và cơ sở hạ tầng vùng tôm cơ bản hoàn chỉnh, đặc biệt là đầu tư hạ thế, lắp đặt các bình điện 3 pha, đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất.

Tuy vậy, diễn biến thời tiết bất lợi cho sản xuất do mùa mưa kéo dài hơn so với những năm trước, mưa trái mùa trong tháng 1, 2/2017 làm chậm tiến độ cải tạo, thả nuôi và phát sinh dịch bệnh (đốm trắng), toàn xã thiệt hại 4,5 ha tôm thẻ chân trắng, chiếm tỷ lệ 2,08% diện tích thả nuôi tôm.

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Sóc Trăng, đến hết tháng 1 và bước sang đầu tháng 2/2017, diện tích thả tôm nước lợ thâm canh và bán thâm canh (TC&BTC) được 1.559 ha, bằng 197,59% so cùng kỳ, đạt 3,465% kế hoạch (KH) năm. Trong đó tôm sú 570 ha bằng 278% cùng kỳ, đạt 3,17% KH năm; thẻ chân trắng 989 ha, bằng 169% cùng kỳ, đạt 3,66% KH. Nhưng đã có 74 ha nuôi tôm bị thiệt hại, chủ yếu dịch bệnh đốm trắng.

Còn tại tỉnh Bạc Liêu, đến giữa tháng 2, toàn tỉnh đã thả nuôi 85.800 ha tôm các loại hình nuôi, đạt 66% kế hoạch diện tích, trong đó nuôi TC&BTC gần 2.000 ha, đạt trên 11,2% KH, tăng gần 2% so với cùng kỳ, hiện nông dân và các chủ nuôi đang cải tạo chuẩn bị thả giống 22.812 ha (trong đó tôm TC&BTC 5.172 ha).

Tuy thực hiện tốt khung mùa vụ và các khuyến cáo chuyên môn, nhưng do điều kiện môi trường đang có bất lợi do biên độ nhiệt ngày đêm lớn, nhiệt độ về đêm thấp làm giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ về dịch bệnh nên đã có 39 ha tôm TC&BTC thiệt hại >70%. Nguyên nhân do tôm nhiễm MBV, nhiễm đầu vàng và nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus.
 

Thận trọng thả nuôi

Hiện tôm nguyên liệu trong vùng ĐBSCL đang có giá tốt, tôm sú loại 30 con/kg:185.000-210.000 đồng/kg, tôm sú loại 40 con/kg: 160.000–180.000 đồng/kg, tôm thẻ chân trắng loại 80-100 con/kg: 105.000-120.000 đồng/kg. Tâm lý chung người nuôi đều muốn thả giống sớm, nhưng trước diễn biến của thời tiết có những bất lợi, để tránh rủi ro, người nuôi trong vùng cũng đã thận trọng hơn trong việc thả giống.

13-49-24_vung-nuoi-tom-cu-x-trung-binh-huyen-trn-de-dng-cho-thoi-tiet-m-de-th-nuoi-nh-vn-c-c
Ảnh: Văn Ca
 

Ông Giang Đại Hòa, ấp Chợ, xã Trung Bình, huyện Trần Đề (Sóc Trăng), có 3 ao - tổng diện tích 1,5 ha thâm canh tôm sú, nhưng chỉ thả nuôi 1 ao được gần 1 tháng tuổi.

Ông Trần Quốc Tuấn, HTX 30/4, xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu), cho hay, HTX có 50 ha chuyên thâm cam và bán thâm canh tôm sú, hiện ao nuôi tôm đều đã được cải tạo và trong tư thế sẵn sàng thả giống, nhưng chưa ai dám thả dù khung thời vụ đã qua hơn 1 tháng. Bởi xã viên HTX lo ngại diễn biến bất lợi của thời tiết không ổn định, năm 2016 vừa qua đầu vụ hạn mặn, cuối vụ mưa dầm dề dẫn đến tỷ lệ thành công thấp, toàn HTX số người nuôi tôm có lãi chỉ khoảng 30%.

Nhằm giảm thiệt hại với tôm nuôi, bà Quách Thị Thanh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Sóc Trăng cho biết, các cơ quan chuyên môn của tỉnh đang thực hiện tăng cường theo dõi vùng nuôi tôm, giám sát chặt chẽ dịnh bệnh, môi trường. Chúng tôi khuyến cáo và hướng dẫn người nuôi cải tạo ao, chuẩn bị tốt công trình, chủ động theo dõi thời tiết, môi trường và thả nuôi mật độ vừa phải, phù hợp khả năng đầu tư, chú ý phòng bệnh tôm và giảm chi phí sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Ông Lê Quý Thủy, Trưởng phòng Kế hoạch Sở NN-PTNT Bạc Liêu cho biết thêm, hiện nay yếu tố môi trường (pH, độ mặn, nhiệt độ, NH3, H2S, v.v...) biến động, các loại vi khuẩn, virus có hại trong ao phát triển, làm tôm nuôi giảm sức đề kháng, dễ bị nhiễm bệnh.

Tại Bạc Liêu, tôm nuôi bị thiệt hại lúc 1 – 2 tháng tuổi chủ yếu do bệnh đốm trắng, đỏ thân và hoại tử gan tụy. Để giảm thiệt hại, Sở đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn theo dõi sát sao diễn biến tình hình thả giống, hướng dẫn nông dân tuân thủ quy hoạch và khung lịch thời vụ năm 2017; phân công cán bộ chuyên ngành thủy sản bám sát địa bàn, nắm chắc tình hình, hướng dẫn bà con nuôi tôm theo hướng bền vững, đảm bảo vệ VSATTP, quản lý tốt môi trường ao nuôi, bảo vệ diện tích đang nuôi; thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh thủy sản nuôi (hướng dẫn xử lý tôm nuôi bị dịch bệnh, cải tạo ao đầm, bơm bùn đáy ao ra môi trường...).

Xem thêm
Vùng cao nuôi con đặc sản: [Bài3] Độc đáo heo thảo mộc

Một con heo bình thường, nhưng khi được nuôi với quy trình đặc biệt thì nó trở thành đặc sản, đó là cách nuôi cho heo ăn thảo dược…

Cục trưởng Cục Thú y: ‘Không có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật’

Trước thông tin có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long đã đối thoại với các doanh nghiệp để làm rõ tin đồn này.

Trồng sầu riêng nghịch vụ, kiếm tiền tỷ mỗi năm

CẦN THƠ Một kỹ sư nông nghiệp có bí quyết xử lý sầu riêng nghịch vụ, tận dụng khoảng trống thị trường để bán được giá cao, mang về doanh thu tiền tỷ mỗi năm.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm