| Hotline: 0983.970.780

Nông dân ghép điều giỏi

Thứ Năm 27/03/2014 , 13:40 (GMT+7)

Lên tham quan vườn điều của những nông dân ở Bù Gia Mập (Bình Phước), những chuyên gia gần trọn đời nghiên cứu về cây điều không khỏi ngạc nhiên.

“Không thể tin nổi là nông dân họ có thể ghép, tạo được những vườn điều tốt thế này. Quá giỏi!”. Lên tham quan vườn điều của những nông dân ở Bù Gia Mập (Bình Phước), những chuyên gia gần trọn đời nghiên cứu về cây điều không khỏi ngạc nhiên, thốt lên như thế.

SÁNG TẠO

Chạy xe chừng 10 phút trên con đường đất đỏ bụi mịt mù, chúng tôi vào đến vườn điều 4 ha của ông Hoàng Trọng Thanh, 53 tuổi ở thôn 10, xã Long Hà, huyện Bù Gia Mập. Khu vườn với những cây điều 20 năm tuổi sum xuê, cành nào cũng "treo" một chùm quả khiến ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều VN đứng sững, nhìn không chớp mắt.

Một lúc sau ông mới thốt lên: “Điều tốt quá!”. Còn ông Phạm Văn Nguyên, một chuyên gia về điều thì tấm tắc: “Không ngờ người nông dân lại có thể làm được cái việc mà bao năm nay chúng ta cứ mày mò mãi mà chưa ra”.

Nghe tôi hỏi: “Từ đâu anh có ý tưởng tự nghiên cứu rồi ghép điều như vậy?”, ông Thanh kể: “Tôi có đứa cháu ruột tên Hoàng Văn Vinh, kỹ sư nông nghiệp công tác ở Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam. Năm 2009, tình cờ vào chơi, thấy vườn điều của tôi nó bảo vườn của chú không đạt, cải tạo lại đi. Tôi nghĩ nếu cắt bỏ, trồng mới thì rất phí, nên ban đầu cháu tôi mang cho mấy cây điều ghép, rồi hướng dẫn kỹ thuật cho tôi ghép.

Mặc dù mấy cây của đứa cháu cho không đạt, nhưng tôi nắm được kỹ thuật ghép. Ban đầu, cũng trầy trật lắm, mất rất nhiều thời gian, công sức mới rút được kinh nghiệm. Cuối cùng, tôi cũng thành công. Đến giờ năng suất tăng đều khoảng 40% mà cây nào cũng đậu trái, hạt rất to…”.

18-07-37_anh-5
Trong vườn điều của ông Hoàng Trọng Thủy, hầu hết là những cây điều ghép “khủng” như thế này

Ông Thanh cho biết, thời gian đầu ông cứ chặt hết cành, chọn cành đẹp từ một cây khác tốt hơn ghép vào. Nhưng ông theo dõi thấy cây phát triển không tốt, thậm chí gốc có triệu chứng chết dần. Sau nhiều ngày đêm trăn trở, ông quyết định không chặt hết cành mà chỉ chặt những cành nằm phía trên của cây và bắt đầu ghép, những cành xòe tán phía dưới vẫn giữ nguyên.

Sau khi những cành ghép phía trên bắt đầu lên mạnh, ra hoa, đậu trái, ông bắt đầu tỉa và ghép những cành tán xung quanh cây. Quả nhiên, cây điều phát triển ngoài mong đợi. “Cây này ít nhất cũng phải được 50 ký hạt”, chỉ tay ra 1 cây điều cổ thụ, ông Thanh nói.

SIÊU CAO SẢN

Rời vườn điều của ông Thanh, chúng tôi đi thêm chừng 1 km nữa xuống một thung lũng để đến vườn điều của ông Hoàng Trọng Thủy, 59 tuổi, anh ruột ông Thanh. Tại đây, chúng tôi tiếp tục ngỡ ngàng khi nhìn những cây điều đẹp hơn cả vườn của ông Thanh mà chúng tôi vừa xem trước đó vài chục phút.

“Vườn điều nằm treo leo trên địa hình dốc thung lũng, giữ nước kém. Vậy mà cây vẫn tốt thế này, chứng tỏ chủ nhân không chỉ là người có tâm huyết với điều mà còn nắm rất sâu kỹ thuật chăm sóc”, ông Phạm Văn Đẩu, một chuyên gia từng có nhiều năm nghiên cứu cả trong và ngoài nước về cây điều, nhận định.

Vừa dẫn chúng tôi đi tham quan khắp vườn, ông Thủy vừa giới thiệu: “Tôi chỉ có khoảng 200 cây điều trên diện tích 2 ha. Tôi cùng 2 người em ruột bắt đầu ghép điều từ năm 2009, đến nay toàn bộ vườn đều là điều ghép. Năm ngoái (2013), 200 cây điều cho gần 8 tấn hạt tươi.

18-07-37_anh-6
Điều ghép bằng phương pháp do nông dân sáng tạo không chỉ cho năng suất cao mà chất lượng hạt đủ tiêu chuẩn xuất khẩu

Quan trọng nhất là điều ghép xong chất lượng hạt rất cao, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Nhưng tôi chỉ mới ưng ý một nửa số cây. Giờ tôi đang tiếp tục ghép lần 2 cho gần 1 nửa số cây. Đến khi nào đạt chất lượng như mong muốn thì thôi”.

Chỉ vào một cây điều cổ thụ mà theo quan sát của tôi là rất đẹp, cành lá khỏe mạnh, nhiều trùm trái trĩu chịt, ông Thủy nói: “Cây này tôi đã ghép rồi, nhưng cũng phải ghép lại”, khiến tôi không khỏi ngạc nhiên hỏi: “Cây đẹp thế này sao phải ghép lại?”.

“Trong chuyến khảo sát cây điều tại xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, Bình Phước cách đây mấy ngày, chúng tôi phát hiện khoảng 300 ha điều bị nhiễm rệp nhớt. Diện tích điều này của bà con dân tộc thiểu số, họ không biết cây điều bị gì, cách phòng trị ra sao, cũng không có ai tư vấn, nên năng suất rất kém.
Sau khi bàn bạc, chúng tôi quyết định hỗ trợ bà con kinh phí mua thuốc diệt rệp. Chuyến đi này chúng tôi kết hợp với Sở NN-PTNT, Chi cục BVTV, Trung tâm Khuyến nông Bình Phước lên phương án cụ thể”, ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều VN
cho biết.

Ông Thủy đáp: “Nhìn vậy thôi chứ chất lượng hạt, năng suất không ổn định, nhiễm sâu bệnh nhiều. Vụ tới, chắc chắn tôi sẽ có 1 vườn điều không thể chê vào đâu được”. Theo ông Thủy, ghép điều vào thời điểm tháng 5 âm lịch là tốt nhất, tỷ lệ sống cao nhất. Ngoài ra, cần có kinh nghiệm trong việc chọn cây, chọn cành tốt để ghép.

Có mặt trong đoàn tham quan vườn điều của ông Thủy, ông Đàm Xuân Thọ, thành viên HTX Liên kết SX nông sản bền vững Bình Phước, đồng thời là một nông dân có gần 20 năm kinh nghiệm trồng điều, nói: “Thông thường 100 hoa điều mới có 5 hoa cái và 100 hoa cái chỉ đậu được khoảng 5 cái. Nghĩa là mỗi cành thường chỉ có 1 - 2 trái.

Trong khi cây ở đây phân bố trái rất đều, cành nào cũng đậu trên dưới chục trái thì cây này có thể thu cả tạ hạt chứ không ít. Vườn điều này có thể đạt 4 - 5 tấn/ha (năng suất trung bình của VN chỉ dưới 1 tấn/ha). Tôi sẽ về thử phương pháp ghép này. Nếu được sẽ phổ biến cho bà con trong HTX cùng làm”.

“Đây là hình thức cải tạo dần, cải tạo chuyển đổi cây điều thực sinh hạt nhỏ thành điều có hạt lớn, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Giống đã được họ tuyển lựa kỹ, thậm chí tuyển lựa lần thứ 2, thứ 3.

Ghép điều không lạ gì với các nước trồng điều, trong đó có VN với nhiều cách ghép: Cổ điển, ghép nhanh… nhưng cách ghép của nông dân là cách làm rất hay, sáng tạo mà ngay cả những người cả đời nghiên cứu phát triển cây điều, ra cả nước ngoài tìm hiểu như chúng tôi cũng phải ngạc nhiên.

Phương pháp ghép điều này có thể giúp người nông dân tăng năng suất, chất lượng hạt điều gấp 4 - 5 lần và phát triển bền vững”, cùng tham gia đoàn tham quan, ông Phạm Văn Nguyên, Hiệp hội Điều VN, người từng có nhiều năm sang Ấn Độ nghiên cứu về cây điều, từng viết sách kỹ thuật về cây điều nói.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm