| Hotline: 0983.970.780

Nông sản sấy khô dễ bán

Thứ Ba 10/06/2014 , 08:25 (GMT+7)

Các mặt hàng nông sản tươi như khoai, chuối, hồng, rau củ… đang “đau đầu” vì giá cả bấp bênh, thì ngược lại, các sản phẩm này khi được sấy khô lại bán với giá rất cao.

Hiện nay tại thị trường Đà Lạt (Lâm Đồng), các mặt hàng nông sản chế biến khô được bày bán phong phú và tiêu thụ rất mạnh. Giá cả các mặt hàng này cũng cao gấp nhiều lần nông sản tươi chưa qua chế biến. Khảo sát tại chợ Đà Lạt cho thấy, giá khoai lang dẻo lên tới 90.000 đ/kg, hồng Đà Lạt từ 100.000 – 120.000 đ/kg, chuối la ba khô từ 50.000 – 60.000 đ/kg, rau củ quả sấy khô từ 40.000 – 60.000 đ/kg, dâu tây khô 100.000 – 120.000 đ/kg…

Trao đổi với chúng tôi, chị Ngô Thị Mai Hoa, Giám đốc Công ty TNHH Ngô Mai Hoa (41 Tô Hiến Thành, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) cho biết, ngay từ khi nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng hàng nông sản sấy khô, công ty đã sớm đầu tư máy móc và là một trong những đơn vị đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng thực hiện thành công quy trình sấy khô nông sản được cấp chứng chỉ HACCP (tiêu chuẩn quốc tế).

Nhớ lại những ngày đầu lập nghiệp, chị cho biết sau nhiều năm vật lộn với nghề thu mua nông sản, chị cũng phải thoái lui do giá cả thị trường không ổn định, lúc được giá thì mất mùa, khi được mùa thì mất giá. Ngoài ra, do khí hậu đặc trưng của Lâm Đồng là mưa nhiều càng làm việc kinh doanh nông sản tươi thêm khó, dễ bị thối và hư hỏng.

Điều quan trọng, là công ty đã giúp nông dân tiêu thụ được một lượng nông sản tươi khá lớn với giá ổn định, như: Khoai lang 200 tấn/năm; chuối la ba trên 100 tấn; hồng Đà Lạt 100 tấn; cà chua 50 tấn; dâu tây 30 tấn; rau củ quả các loại như cà rốt, củ dền, khoai tây, khoai môn, bí, đậu lên tới 100 tấn/năm.

Sau nhiều năm trăn trở, đến năm 2009, chị quyết định mày mò nghiên cứu, tìm mua thiết bị máy móc về để sấy nông sản thử nghiệm. Lúc đầu cơ sở chủ yếu sấy khoai lang dẻo, khoai lang sấy, gừng và hồng Đà Lạt. Sau khi những mẻ sản phẩm sấy đầu tiên ra đời, chị dùng xe máy chở từng chuyến hàng mang ra bày bán tại chợ Đà Lạt.

Không ngờ, sản phẩm mới đưa ra đã được thị trường chấp nhận, hàng của chị chở lên chuyến nào bán hết chuyến đó. Hữu xạ tự nhiên hương, một số sạp bán các loại đặc sản khô Đà Lạt tự tìm đến đặt hàng, thị trường ngày càng rộng mở.

Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như thị trường tiêu thụ, năm 2010 chị đầu tư 800 m2 xây nhà xưởng, mua các loại máy móc như: Máy chiên chân không, máy hút chân không, máy thái, máy đóng nhãn mác, máy đảo trộn, lò hơi, buồng sấy và 2 kho lạnh…

Lợi ích thu được từ công nghệ sấy này rõ ràng vượt trội so với cách phơi thủ công. Song song với việc đầu tư nhà xưởng, chị cũng sản xuất đa dạng các mặt hàng như chế biến nước cốt dâu tằm, nước cốt dâu tây, chanh dây, rau củ quả sấy, cà chua sấy…

Sau hơn 3 năm xây dựng và phát triển, tới nay các sản phẩm của Công ty Ngô Mai Hoa đã có mặt ở hầu hết các hệ thống siêu thị Coopmart, Maximax ở TPHCM, Đà Lạt, Đà Nẵng, Hà Nội. Ngoài ra còn cung cấp cho các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk…

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm