| Hotline: 0983.970.780

Cty bảo vệ và ngân hàng “phủi” trách nhiệm?

Thứ Năm 11/10/2012 , 09:38 (GMT+7)

208 tấn điều nguyên liệu (trị giá hơn 4,5 tỷ đồng) của Cty Thuận Phong ký gửi tại kho của Cty TNHH Tiến Thắng bị... bốc hơi.

Cty Tiến Thắng, nơi “bốc hơi” 208 tấn điều ký gửi của Cty Thuận Phong

NNVN ngày 10/8 có bài "Bình Phước: 208 tấn điều ký gửi bị bốc hơi", phản ánh 208 tấn điều nguyên liệu (trị giá hơn 4,5 tỷ đồng) của Cty CP SX & TM Thuận Phong (gọi tắt Cty Thuận Phong) ký gửi tại kho của Cty TNHH Tiến Thắng (gọi tắt Cty Tiến Thắng) làm cơ sở để vay tiền Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank Chợ Lớn).

>> 208 tấn điều ký gửi bị… bốc hơi

Thế nhưng, nay Cty này đã trả dứt nợ cho ngân hàng, nhưng hàng ký gửi thì đã “bốc hơi”, trước sự thờ ơ của ngân hàng và sự thiếu trách nhiệm của phía bảo vệ.

Hợp đồng rõ ràng

Theo tài liệu của NNVN, để vay được vốn, phía Ngân hàng SeAbank Chợ Lớn yêu cầu Cty Thuận Phong phải thuê Cty TNHH MTV Đầu tư dịch vụ bảo vệ Đông Nam Á (gọi tắt Cty bảo vệ ĐNA - trụ sở tại phường Thành Công, Q. Ba Đình, Hà Nội) cử nhân viên túc trực tại kho 24/24.

Do đó, ngày 1/6/2012 Cty Thuận Phong, Ngân hành SeA Bank Chợ Lớn và Cty bảo vệ ĐNA cùng nhau ký hợp đồng dịch vụ bảo vệ hàng hóa thế chấp với nội dung: Bên Cty Thuận Phong và Ngân hàng SeA Bank Chợ Lớn đồng ý thuê Cty bảo vệ ĐNA cung cấp dịch vụ bảo vệ hàng hóa của Cty Thuận Phong để thế chấp cho Ngân hàng SeA Bank Chợ Lớn 208 tấn điều gửi tại kho Cty Tiến Thắng với giá 12 triệu đồng/tháng…

Theo hợp đồng này, phía Cty bảo vệ ĐNA phải chịu trách nhiệm bố trí nhân viên bảo vệ đủ điều kiện theo quy định pháp luật để thực hiện bảo vệ và giám sát số lượng hàng hóa thế chấp theo đúng nguyên trạng kho hàng…

Hợp đồng cũng nêu rõ: Cty bảo vệ ĐNA có trách nhiệm bồi thường khi xảy ra trộm cắp số điều trên. Và bồi thường theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Mặt khác phải chủ động và ngăn chặn bằng các biện pháp nghiệp vụ hoặc nhờ đến cơ quan chức năng can thiệp nếu xảy ra trộm cắp để trả lại tài sản là 208 tấn điều cho Cty Thuận Phong…

"Phủi" trách nhiệm

Theo Cty Thuận Phong, khi vừa trả tiền cho Ngân hàng SeAbank Chợ Lớn ngày 20/6/2012 thì ngày hôm sau (21/6) đại diện Cty lên kiểm tra hàng thì bảo vệ cho biết Cty Tiến Thắng vừa lấy hết. Quá ngỡ ngàng, Cty Thuận Phong lập tức gửi văn bản đề nghị Ngân hàng SeAbank Chợ Lớn khẩn trương làm thủ tục bàn giao lô điều nói trên theo đúng thủ tục. Thế nhưng, đến nay đã nhiều tháng mà phía Ngân hàng SeAbank Chợ Lớn vẫn làm ngơ trước bức xúc của khách hàng.

Theo Cty Thuận Phong, dù đã trả tiền cho phía ngân hàng và chưa nhận được giấy tờ bàn giao hàng nhưng phía Cty bảo vệ ĐNA điện thoại miệng đòi yêu cầu… thanh lý hợp đồng. Quá vô lý, Cty Thuận Phong yêu cầu Cty bảo vệ ĐNA phải thực hiện hợp đồng dịch vụ bảo vệ đã ký. Nếu để xảy ra thất thoát gì thêm, Cty bảo vệ ĐNA và Ngân hàng SeAbank phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, Cty bảo vệ ĐNA vẫn có biểu hiện vi phạm hợp đồng thể hiện qua việc: tự ý rút bảo vệ của mình khỏi kho của Cty Tiến Thắng. Mặc dù hợp đồng 3 bên vẫn đang còn hiệu lực pháp luật. Sau đó, xảy ra vụ việc mất hàng hoá của Cty Thuận Phong, phía Ngân hàng SeABank Chợ lớn và Cty bảo vệ ĐNA cũng không thể hiện động thái nào mà phó mặc cho phía Cty Thuận Phong tự đi trình báo với cơ quan chức năng.

Bi hài hơn, mới đây Cty Thuận Phong còn nhận được văn bản số 33 ngày 31/7/2011 của Cty bảo vệ ĐNA trả lời về vụ việc trên. Theo đó, công văn này đã “phủi” hoàn toàn trách nhiệm với lý do vô cùng lạ lùng. Cụ thể: “Từ ngày 16/7/2012, Cty Tiến Thắng đã huy động đông công nhân bốc dỡ toàn bộ lô điều nói trên. Khi xảy ra sự việc, Cty bảo vệ ĐNA cùng Ngân hàng SeAbank Chợ Lớn đã phối hợp ngăn cản nhưng Cty Tiến Thắng vẫn tiếp tục lấy hàng. Vì vậy đề nghị Cty Thuận Phong yêu cầu Cty Tiến Thắng hoàn trả toàn bộ số điều trên để các bên thực hiện việc bàn giao giải chấp theo đề nghị của Cty Thuận Phong”.

Cũng theo văn bản này, Cty bảo vệ ĐNA cũng cho rằng: Sẽ không tiếp tục thực hiện các công việc bảo vệ hàng hóa của Cty Thuận Phong theo hợp đồng đã thỏa thuận trước đó nữa. Và Cty bảo vệ ĐNA không chịu trách nhiệm về những vấn đề khác liên quan đến hàng hóa của Cty Thuận Phong?

Không những thế, theo trình bày của Cty Thuận Phong, kể từ khi xảy ra vụ việc “bốc hơi” 208 tấn điều đến nay phía Ngân hàng SeAbank cũng phớt lờ mọi trách nhiệm liên quan với khách hàng.

Qua vụ việc trên, trao đổi với PV, một luật sư nhận định: Hành vi mà Cty Tiến Thắng tự ý, ngang nhiên mở kho lấy tài sản của Cty Thuận Phong đã có dấu hiệu của tội “công nhiên chiếm đoạt tài sản”. Tuy nhiên, phía Cty bảo vệ ĐNA và Ngân hàng SeA Bank Chợ Lớn cũng không thể “phủi” trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan được. Bởi để Cty Thuận Phong vay được tiền thì phải thuê Cty bảo vệ ĐNA theo yêu cầu của phía ngân hàng thì cả hai đơn vị này phải chịu trách nhiệm.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm