| Hotline: 0983.970.780

Những phận đời... yểu mệnh!

Thứ Ba 27/11/2012 , 09:59 (GMT+7)

Có lẽ ít người biết tại Khoa Ung bướu, Bệnh viện Nhi Trung ương đang luôn có gần 60 đứa trẻ ngày ngày phải chống chọi với nhiều căn bệnh ung thư quái ác.

Có lẽ ít người biết tại Khoa Ung bướu, Bệnh viện Nhi Trung ương đang luôn có gần 60 đứa trẻ ngày ngày phải chống chọi với nhiều căn bệnh ung thư quái ác.

Hơn 1 giờ gặp gỡ các cháu, buồn thương, tôi như nghẹt thở chứng kiến từng tiếng thở dài của các bậc sinh thành, tiếng khóc xé lòng trẻ đau vì thuốc, tóc rụng sạch vì những đợt điều trị bằng hóa chất. Những đứa trẻ tội nghiệp ấy vẫn dõi con mắt ngây thơ ra phía ngoài cuộc sống, ao ước được đi học như các bạn cùng lứa và càng không biết rằng, cuộc sống của nhiều cháu chỉ còn tính từng ngày…

Những đứa trẻ đầu không sợi tóc

Vào Khoa Ung bướu, đập vào mắt là đứa trẻ nào cũng đầu trọc lốc, cùng lắm lún phún vài ngọn tóc tơ. Đó là kết quả chỉ sau một lần điều trị bằng hóa chất. Cháu bé đầu tiên tôi gặp có cái tên khá nữ tính: Nguyễn Mạnh Kiều, 5 tuổi nhưng chỉ nặng bằng một đứa trẻ 12 tháng tuổi. Thấy có người lạ lại gần, bé Kiều hơi rúm người và gọi “mẹ ơi”.


Những “đoàn binh” không mọc tóc đang điều trị tại khoa Ung bướu, BV Nhi TƯ

Từ ngoài chạy vào, chị Tạ Thị Hòa, 35 tuổi (quê Nam Định), vỗ về: “Con đừng sợ, có mẹ đây rồi”. Ôm con vào lòng, chị Hòa cho biết, năm 2009 khi bé Kiều được 2 tuổi thì tự nhiên đau bụng, nôn thốc nôn tháo. Gia đình lo sợ đưa vào bệnh viện huyện nhưng BV lắc đầu bởi không tìm ra nguyên nhân. Chuyển con lên BV tỉnh, các BS xác định cháu bị u thận cấp và yêu cầu gia đình phải đưa cháu lên BV Nhi Trung ương cho đúng chuyên khoa để điều trị.

Những tưởng con đã khỏi bệnh nhưng 3 tháng trở lại đây, bệnh lại tái phát. Nhìn thấy con đái ra máu, chị Hòa xót lắm và cũng chỉ biết ôm cháu vào lòng mà vỗ về. Người mẹ càng ngạc nhiên bởi cả gia đình nội - ngoại có ai bị bệnh hiểm nghèo nào đâu.

Chị Hòa cho biết, hoàn cảnh gia đình đang gặp rất nhiều khó khăn bởi từ trước đến nay, cả nhà sống bằng nghề làm ruộng. Thế nhưng từ ngày Kiều vào viện, chi phí tốn kém nên người bố phải lên thành phố làm phụ hồ thêm tiền cho con chữa bệnh. Ngoài lúc đi làm việc, anh tranh thủ vào bệnh viện với vợ con.

Rồi chị Hòa lo lắng hơn khi số tiền 10 triệu đồng vay ngân hàng chưa trả xong bây giờ con lại bệnh trở lại. "Bây giờ chúng tôi chẳng biết làm thế nào nữa. Mong muốn duy nhất với tôi lúc này là nhìn thấy con được khỏe mạnh theo… ngày” - chị nói, nước mắt chảy dài trên khuôn mặt gầy gò, xương xẩu.

Ngồi cạnh bé Kiều là bé Nguyễn Thị Yến Nhi (Bắc Giang) mới có 2 tuổi đang điều trị u xương cụt. Mẹ cháu, chị Trần Thị Nương vừa bước sang tuổi 22, kể rằng, hơn 9 tháng mang thai bé mà không biết một ngày ốm đau. Gia đình càng vui mừng hơn khi ngày chào đón con gái nặng 2,7 kg ra đời, xinh xắn. Thế nhưng nỗi vui mừng chưa được bao lâu thì bé Nhi trong một lần tập tễnh đi lại, ngã nhào ra đất. Thấy bé khóc ré như xé ruột, gia đình cho bé đi khám và phát hiện Nhi mắc phải căn bệnh quái ác này.

Thấy con bé xíu phải chịu đựng đau đớn trong mỗi lần truyền hóa chất, lòng mẹ đau như cắt bằng cật nứa. “Bác sỹ bảo cháu phải truyền 7 lần hóa chất, bây giờ mới là lần 2 mà cơ địa cháu gầy còm, chỉ còn da bọc xương thế này thôi và không biết có sống nổi đến lúc truyền hóa chất lần thứ 7 không nữa” - người mẹ trẻ nói trong nước mắt. Thấy mẹ khóc, bé Nhi giơ bàn tay bé nhỏ lên vuốt vuốt mà chả hiểu gì.

Túng bẫn trong nợ nần

Trong số các bệnh nhi đang điều trị tại Khoa Ung bướu, thì bé Hoàng Văn Nam bị bạch cầu cấp, nhập viện khi mới có 2 tháng tuổi. Bố cháu, anh Hoàng Văn Chỉnh (Yên Bái) đỏ mắt nhìn con đau đớn, kể rằng lúc cháu vào bệnh viện hẵng còn ẵm ngửa trên tay. Con rạ nên giờ 5 tháng rồi cũng đã biết đứng tênh tênh như muốn bước. Nhà anh sống nhờ vào 6 sào ruộng và những vụ lúa “được mất nhờ trời”. Từ khi phát hiện con trai bị bệnh, gia đình càng phải tằn tiện hơn, những khoản chi tiêu lặt vặt hầu như bị cắt giảm hoàn toàn.


Bệnh nhi nhỏ tuổi nhất khoa Ung bướu, BV Nhi TƯ, bé Hoàng Văn Nam, 5 tháng tuổi

Anh kể: “Mấy tháng đầu tôi đưa cháu lên đây nhập viện, cháu sốt và đau nhức và còn bị thiếu máu nữa. Sau 4 tháng nằm tại viện chữa trị liên tục, bệnh của cháu cũng đỡ hơn. Lúc đó, tôi xin cho cháu về nhà để cháu còn đi học, còn tôi thì đi làm kiếm tiền nuôi vợ con. Nhưng cứ theo giấy hẹn, mỗi tuần lại lên 1 lần để kiểm tra định kỳ. Mấy hôm nay, cháu sốt cao quá, lên kiểm tra các bác sỹ bảo cháu bị thiếu máu phải truyền máu”.

Nhìn đôi bàn tay yếu ớt, xanh dợt của bé đầy vết kim tiêm, người cha xót xa: “Thế mà cháu dũng cảm lắm, không khóc đâu, dù mỗi lần tiêm hay truyền hóa chất vào người là mặt cháu tái nhợt, đau buốt”. Những tưởng đàn ông vững vàng lắm nhưng anh Chỉnh cho hay, nhiều hôm nhìn cảnh các cháu còn nhỏ mà phải chịu đau đớn nhiều như thế, không thể kìm nén nổi, lại chạy ra hành lang đứng khóc.

Năm 1998 Khoa Ung bướu được thành lập với khởi điểm ban đầu là 10 giường bệnh, chỉ điều trị bệnh nhân u đặc và xếp chung vị trí với Khoa Dinh dưỡng. Thế nhưng trong mấy tháng trở lại đây, số bệnh nhi phải điều trị ngày càng gia tăng, khoa phải chuyển lên tầng 7 và được giành riêng một tầng để có thêm giường cho bệnh nhi nội trú.

Theo BS Phùng Tuyết Lan, Phó Khoa Ung bướu, Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi năm, cả nước có khoảng 200.000 người mắc các bệnh ung thư, trong đó ung thư trẻ em có xu hướng tăng nhanh, đã chiếm tỷ lệ 1%. Hiện Khoa luôn có từ 50-60 bệnh nhân điều trị. Những bệnh nhi ung thư thường mắc các bệnh phổ biến như: ung thư máu, ung thư não, thận, gan, xương, phần mềm, tinh hoàn… Việc điều trị cho mỗi bệnh nhân thường kéo dài từ 1-3 năm.

Cũng chung cảnh nợ nần tiền ngân hàng, người thân để chữa bệnh cho con là vợ chồng anh Trần Văn Cường (35 tuổi) và chị Huỳnh Kim Thanh (24 tuổi), quê Hà Tĩnh, đưa con là Trần Văn Khanh, 35 tháng tuổi ra đây chữa trị bệnh ung thư máu. 5 tháng điều trị cho con đã “nuốt” toàn bộ số tiền gần 40 triệu bạc mà vợ chồng tích cóp mấy năm nay. Rời quê, anh ra Hà Nội để lại người vợ ở nhà đang ở cữ với đứa con nhỏ chưa đầy hai tháng tuổi. Bây giờ, cả gia đình anh chỉ biết trông chờ vào sức lao động của ông bà nội già nua.

"Toàn bộ tiền ăn uống và tiền chăm sóc, thuốc thang đều là tiền nợ. Đến lúc nào người thân không cho vay, ngân hàng đóng cửa thì tính sau vậy. Còn nước còn tát” - anh Cường thở dài. Để con đỡ tủi thân vì phải điều trị quá lâu trong bệnh viện, cuối tuần, anh tranh thủ mua cho con chiếc đèn lồng, khi thì quả bóng bay. Cậu bé hồ hởi bật mở công tắc cười khúc khích hồn nhiên với những giai điệu ngộ nghĩnh phát ra từ chiếc đèn.

Nam là đứa bé có hoa tay, vẽ rất đẹp. Bé có thể nhìn siêu nhân rồi tự vẽ, tô màu và cắt dán như thật. Nhìn thấy con say mê cắt dán mà không hề biết trên mình đang mang căn bệnh quái ác, anh Cường xót xa lắm và càng quyết tâm, cho dù nợ nần chồng chất vẫn sẽ chạy vạy khắp nơi để cho con có tiền chữa bệnh...


Bé Trần Văn Khanh đang tẩn mẩn vẽ siêu nhân

Tôi quay nhìn sang giường bên cạnh, nơi hai đứa trẻ Nguyễn Hoài Chương (5 tuổi, Thanh Hóa) và bé Phạm Hồng Anh (3 tuổi) cùng bị u xương nằm thiêm thiếp, mệt mỏi vì được các bác sĩ chuyển từ khu điều trị hóa chất về, lạnh người không hiểu nổi vì sao, vì sao bệnh ung thư ngày càng... trẻ hóa, đến cả đứa bé mới vài tháng tuổi vẫn không buông tha!

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm