| Hotline: 0983.970.780

Khó khăn tiêu hủy gia cầm lậu

Thứ Sáu 12/04/2013 , 10:29 (GMT+7)

Trao đổi với NNVN, ông Hoàng Ngọc Tuyên - Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lạng Sơn chia sẻ, hiện công tác tiêu hủy gia cầm nhập lậu do lực lượng biên phòng bắt được gặp rất nhiều khó khăn do thiếu thốn trang thiết bị và kinh phí.

Trao đổi với NNVN, ông Hoàng Ngọc Tuyên - Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lạng Sơn chia sẻ, hiện công tác tiêu hủy gia cầm nhập lậu do lực lượng biên phòng bắt được gặp rất nhiều khó khăn do thiếu thốn trang thiết bị và kinh phí.

Theo quy định phân cấp, tất cả các lô hàng động vật và nguồn gốc động vật do lực lượng biên phòng bắt giữ, Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lạng Sơn (Cục Thú y - Bộ NN-PTNT) là đơn vị tiếp nhận tiêu hủy. Với các lô hàng bị bắt giữ trong nội địa bởi lực lượng Quản lý Thị trường và Công an sẽ do Chi cục Thú y tỉnh Lạng Sơn chịu trách nhiệm xử lý.


Lực lượng biên phòng Lạng Sơn lập chốt chặn lâu dài tại các lối mòn 24/24h

Ông Hoàng Ngọc Tuyên cho biết, hiện Chi cục mới chỉ được trang bị một lò tiêu hủy gia cầm thủ công đốt bằng củi công suất rất bé và lạc hậu, có khi đốt cả ngày mới được một tạ gà và để xử lý tiêu hủy 1 tấn gia cầm lậu kinh phí lên tới 5 - 6 triệu đồng. Để khắc phục, hiện gia cầm nhập lậu bị bắt thường được đơn vị xử lý bằng hóa chất rồi đem chôn, song có một thực tế khi xử lý bằng hóa chất bắt buộc phải có đất, trong khi quỹ đất của Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lạng Sơn rất hạn hẹp nên công tác tiêu hủy gia cầm nhập lậu trong thời gian gần đây là bài toán vô cùng nan giải.

Được biết, Chi cục Thú y Lạng Sơn đã gửi 150 mẫu gia cầm nhập lậu về Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương, nhưng hiện chưa có kết quả. Tuy nhiên, trong 90 mẫu gia cầm nhập lậu đơn vị này chuyển về Cơ quan Thú y vùng II (Hải Phòng) xét nghiệm đã phát hiện 4 mẫu dương tính với virus cúm H5N1. Do đó, với tình hình dịch bệnh diễn biến vô cùng phức tạp như hiện nay, đòi hỏi các ngành chức năng cần phải làm việc hết sức nghiêm túc, quyết liệt mới mong ngăn chặn thành công không cho dịch cúm gia cầm tràn vào Việt Nam.

Về phía Chi cục Thú y tỉnh Lạng Sơn, công tác tiêu hủy gia cầm nhập lậu có phần thuận lợi hơn do được trang bị một lò tiêu hủy công nghệ của Anh do dự án VAHIP tài trợ kinh phí với công suất tiêu hủy 750 kg/h. Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Lạng Sơn, ông Hoàng Quy cho biết, trong ngày 10/4, đơn vị đã tiếp nhận và xử lý tiêu hủy 154 kg vịt thịt; ngày 11/4 đơn vị tiếp nhận thêm 2 vụ do lực lượng Quản lý Thị trường và Công an tỉnh bàn giao, gồm 830 con vịt giống và 138 kg gà thải loại.

Ghi nhận từ lực lượng bộ đội biên phòng các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn, trong 2 ngày 10 và 11/4, không có đơn vị nào bắt được gia cầm nhập lậu qua biên giới với số lượng lớn như rạng sáng 7/4 và đêm 9/4, các đơn vị liên ngành, đặc biệt là biên phòng tiếp tục được cử đóng chốt 24/24h lâu dài tại các lối mòn khu vực biên giới để ngăn chặn gia cầm lậu một cách triệt để.

Xem thêm
Thái Nguyên có thêm 2 Phó Giám đốc Sở

Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên vừa có tân Phó Giám đốc.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cảnh giác với tội phạm xuyên biên giới trên không gian mạng

TP.HCM Theo Giám đốc Công an TP.HCM, tình hình tội phạm trên không gian mạng có nhiều chuyển biến phức tạp, nhất là tội phạm xuyên biên giới. Người dân cần cảnh giác, bảo vệ mình.