| Hotline: 0983.970.780

Quy trách nhiệm cá nhân về lãng phí!

Thứ Tư 19/06/2013 , 09:31 (GMT+7)

Theo ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Huỳnh Thế Kỳ thì hiện trạng lãng phí ở nước ta không kém gì tham nhũng...

Ngày 18/6, Quốc hội tiếp tục làm việc tại Hội trường với 2 nội dung quan trọng. Một là biểu quyết thông qua Luật khoa học và công nghệ (sửa đổi) và biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2013 của Quốc hội. Hai là, Quốc hội thảo luận về 2 dự án Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng.

Về dự án Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi), có ý kiến đề nghị cần cân nhắc thêm về tên gọi. Còn phạm vi, đối tượng điều chỉnh của dự luật, các ĐB cho rằng quá rộng cả khu vực công, khu vực tư, cả Nhà nước và nhân dân, cả sản xuất và tiêu dùng. Các ĐB đề nghị tập trung quy định các hành vi thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng quản lý ngân sách Nhà nước, tài sản, tài nguyên của đất nước.


Dự án NM giấy Châu Lộc (Thanh Hóa) xây dựng 7 năm nay vẫn chưa xong

ĐB Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) cho biết: Nhiều lĩnh vực đang phát triển theo phong trào và quy mô không gắn với chất lượng, không cân đối cung cầu xã hội, cung cầu nguồn nhân lực, gây lãng phí rất lớn. Do đó, nếu không làm rõ nhiệm vụ của từng cá nhân để xảy ra hậu quả lãng phí tiền bạc, thời gian thì những quy định trong dự thảo luật vừa thiếu, vừa khó đi vào cuộc sống.

Kiến nghị nên sửa tên gọi của Luật, ĐB Phạm Đức Châu (Quảng Trị) cho rằng tiết kiệm và lãng phí là hai khái niệm ngược nhau và nhận được thái độ cũng trái ngược nhau của Nhà nước và xã hội. Do đó đề nghị luật này lấy tên gọi là Luật Phòng, chống lãng phí.

ĐB Cao Thị Xuân (Thanh Hóa cho rằng sự lãng phí bắt nguồn từ người quyết định quy hoạch, quyết định đầu tư sai trái và không ít trường hợp đằng sau đó là những động cơ vụ lợi nhưng luật pháp hiện hành chưa bóc tách được và chưa cụ thể hóa được trách nhiệm của cá nhân gây ra lãng phí. Khi xảy ra hậu quả lãng phí thì người đứng đầu lại núp bóng an toàn trong các chủ trương của tập thể hoặc vô can vì pháp luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đang còn quy định rất chung chung.

ĐB Cao Thị Xuân nhấn mạnh: “Việc sửa đổi, bổ sung lần này phải quy được trách nhiệm cá nhân nếu để xảy ra lãng phí, thất thoát. Phải dứt khoát trong truy cứu trách nhiệm của cá nhân gây ra hậu quả lãng phí, thậm chí là cả trách nhiệm hình sự”.

Kém gì tham nhũng

Theo ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Huỳnh Thế Kỳ thì hiện trạng lãng phí ở nước ta không kém gì tham nhũng, nhưng chế tài chưa được quan tâm đúng mức. Tham nhũng có con người cụ thể, bỏ tù được, rồi quy ra bao nhiêu tiền, từ thanh tra, điều tra, truy tố đến xét xử, bao nhiêu chuyện rõ ràng, thu hồi được. Còn lãng phí nó vô cùng, không định lượng được. Cho nên tôi đề nghị xây dựng thành Bộ luật Phòng chống lãng phí.

Thực tế có rất nhiều lễ khởi công làm linh đình quá, tốn kém quá. Ngày lễ kỷ niệm, ngày truyền thống cũng làm linh đình, gần đây lại thêm hội chứng Festival rất tốn kém. Tất nhiên mình tôn vinh lịch sử, quảng bá tiềm năng địa phương, kêu gọi đầu tư nhưng làm sao phải có ý nghĩa tiết kiệm.

Lãng phí về thời gian làm việc thì không quy ra tiền được. Bây giờ nhiều Bộ, nhiều ban, ngành, nhiều hội làm không hết việc nhưng ngược lại cũng có những ban, những hội không thể viết được báo cáo công tác ngày vì có làm gì đâu, điều đó liên quan đến cơ chế tổ chức bộ máy. “Các cơ quan chức năng của Đảng, của Chính phủ nên nghiên cứu bố trí lại hệ thống bộ máy và tổ chức. Tôi nghĩ nhiều ban có thể nhập lại thành một ban, nhiều hội có thể nhập lại thành một. Bây giờ bộ máy phình ra quá, thậm chí ở Trung ương còn phình hơn ở dưới, giống như cái nón để ngược, tất cả bao nhiêu công việc dồn hết cho xã, phường, và cho thôn” - ĐB Kỳ kiến nghị.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm