| Hotline: 0983.970.780

Tiệc tinh thần giàu bản sắc

Thứ Hai 08/04/2013 , 10:14 (GMT+7)

Vòng chung kết Liên hoan Dân ca Việt Nam 2013 - Khu vực miền núi phía Bắc vừa được Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức diễn ra vào tối 6/4 tại Thái Nguyên.

Vòng chung kết Liên hoan Dân ca Việt Nam 2013 - Khu vực miền núi phía Bắc do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức diễn ra vào tối 6/4 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thái Nguyên. Nhiều tiết mục đặc sắc do các nghệ nhân dân gian trình diễn đã đem đến cho khán giả một “bữa tiệc” dân ca đầy màu sắc.

Liên hoan Dân ca Việt Nam 2013 - Khu vực miền núi phía Bắc với sự tham gia của 12 đoàn đến từ các tỉnh: Quảng Ninh, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Điện Biên, Lào Cai và Hà Giang.

Tại đêm chung kết, đông đảo người xem đã được thưởng thức những tiết mục dân ca, dân vũ đặc sắc của từng dân tộc vùng núi cao phía Bắc do chính các nghệ nhân và những diễn viên không chuyên biểu diễn.


Hai nghệ nhân Pờ Chin Dín và Thào Phồng Din (Lào Cai) với bài dân ca Pa Dí 
“Gọi nhau ra đồng”

Ông Nguyễn Tiến Đôn, Trưởng đoàn Lai Châu, cho biết, trong hai lần Liên hoan gần đây, Lai Châu đều là đơn vị giành được thành tích cao. Chuẩn bị cho Liên hoan Dân ca Việt Nam 2013, đoàn Lai Châu đã chọn lựa từ phong trào ca hát ở tất cả các bản làng trong tỉnh và mang đến ba tiết mục khá mới và độc đáo.

Quả vậy, bài dân ca “Nhanh nhanh tay” do bốn cô gái dân tộc SiLa tuổi mới ngoài đôi mươi trình diễn tạo nhiều ấn tượng mới mẻ không chỉ với khán giả mà với cả Hội đồng nghệ thuật của Liên hoan. Người SiLa hiện chỉ có khoảng 900 người sinh sống tại xã Can Hồ (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu). Nghệ nhân Pờ Cô Dứ (thôn Xì Thau Chải, xã Can Hồ) cho biết, bài dân ca có nội dung giáo dục tinh thần hăng say lao động. Ở xã Can Hồ, hầu hết các em bé SiLa đều được nghe và học bài dân ca này.

Bài dân ca “Trời đất và người Hà Nhì” của dân tộc Hà Nhì (Lai Châu) đã khiến tất cả khán giả trong hội trường đứng cả dậy vỗ tay cổ vũ. Bài dân ca với tiết tấu nhanh, vui, nội dung sâu sắc. “Trời sinh ra từ bao giờ, đất sinh ra từ bao giờ. Chỉ biết khi ánh sáng mặt trời chiếu rọi xuống trái đất thì đã có người Hà Nhì. Người Hà Nhì phải chăm chỉ lao động…”.

Sau khi biễu diễn tiết mục trên, nghệ nhân Chu Mỳ Nhung (xã Thu Lũm, huyện Mường Tè, Lai Châu) cho biết, chị không ngờ bài dân ca lại được khán giả thích thú nhiều như vậy. Chị sẽ cố gắng học tất cả các bài dân ca khác của dân tộc mình để khi có điều kiện thì trình diễn. Hơn nữa, khi biểu diễn thì chị rất tự hào vì trang phục truyền thống của người Hà Nhì tạo được sự chú ý đặc biệt của mọi người.

Điều mà nhiều khán giả thích thú ở Liên hoan là những nghệ nhân dân gian đã đem đến các làn điệu dân ca nguyên bản, không dàn dựng, không bị biến thể và thể hiện rất chân thực như thể là họ đã đưa cuộc sống của họ vào trong từng lời ca, tiếng hát. Tiêu biểu như các tiết mục: múa cấp sắc của dân tộc Dao (huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang); dân ca dân tộc Khơ Mú vùng Thuận Châu (Sơn La); múa tắc xình của đồng bào Sán Chay (Phú Lương, Thái Nguyên)...

Liên hoan Dân ca Việt Nam năm 2013 được tổ chức không chỉ là sân chơi nghệ thuật dành cho các nghệ nhân dân gian mà còn là dịp để tìm kiếm những giọng hát dân ca đặc sắc để bồi dưỡng và giới thiệu với khán giả cả nước.

Các tiết mục hát “Ra đồng gọi nhau”, dân ca dân tộc Pa Dí do hai nữ nghệ nhân Pờ Chin Dín và Thào Phồng Din (tỉnh Lào Cai), bài Sli “Mời khách vào nhà” của các nghệ nhân đoàn Lạng Sơn, màn biểu diễn đàn môi, khèn, sáo Mông của nghệ nhân Vàng Nhiều Mua (tỉnh Hà Giang), múa tắc xình của đồng bào Sán Chay (Phú Lương, Thái Nguyên)... được đánh giá là những làn điệu dân ca, dân vũ, dàn nhạc nguyên thể mang tính đặc trưng vùng miền cần bảo tồn.

Theo Ban tổ chức Liên hoan, các đoàn đã mang đến nhiều tiết mục phản ánh rõ nét sự phong phú đa dạng của dân ca trong khu vực miền núi phía Bắc. Với sự lựa chọn kỹ lưỡng, các tiết mục đều đạt chất lượng rất tốt. Sau đêm chung kết khu vực vùng núi phía Bắc, Hội đồng nghệ thuật của Liên hoan sẽ tiến hành tuyển chọn một số tiết mục đặc sắc nhất để trình diễn trong vòng chung kết Liên hoan dân ca toàn quốc được tổ chức vào tháng 5 tới.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm