| Hotline: 0983.970.780

An Giang SX lúa VietGAP

Thứ Năm 17/01/2013 , 11:02 (GMT+7)

Cụ thể, trong SX lúa của tỉnh An Giang đã từng bước đã và đang áp dụng các tiến bộ KHKT mới theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...

Cụ thể, trong SX lúa của tỉnh An Giang đã từng bước đã và đang áp dụng các tiến bộ KHKT mới theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, góp phần tạo ra sản phẩm lúa gạo hàng hoá chất lượng cao, giảm giá thành SX, tặng lợi nhuận cho bà con nông dân.

Canh tác lúa bền vững

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang đã ký ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 27/6/2012 về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Với quan điểm và mục tiêu tổng quát là xây dựng nền nông nghiệp toàn diện hướng hiện đại, có khả năng cạnh tranh cao dựa trên nền tảng SX hàng hóa, bảo đảm an ninh lương thực, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, thân thiện với môi trường, bảo tồn và duy trì tốt nhất tài nguyên sinh thái, tài nguyên nông nghiệp và thích ứng với biến đổi khí hậu đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Giải pháp về bố trí lịch xuống giống tập trung, đồng loạt và né rầy theo dự báo của ngành BVTV, qua theo dõi mạng lưới bẫy đèn đã đem lại hiệu quả thiết thực. Từ năm 2010 đến nay tổng diện tích gieo sạ né rầy là 925.784 ha/1.646.347 ha (đạt 56.33%) góp phần hạn chế sử dụng thuốc phòng trừ rầy nâu mà vẫn đẩy lùi được dịch rầy nâu, bệnh VL-LXL trên lúa.

Chương trình nhân nuôi nấm xanh tại quy mô nông hộ được chuyển giao đến bà con nông dân từ vụ HT 2010, Chi cục BVTV đã cải tiến phương pháp nhân nuôi nấm xanh tại quy mô nông hộ theo hướng cải tiến, đơn giản, giúp người nông dân dễ dàng trong thao tác thực hiện và tỷ lệ thành công cao hơn.


Ruộng lúa bờ hoa được áp dụng theo “công nghệ sinh thái” tại An Giang

Kết quả đã tập huấn được được 61 lớp nhân nuôi nấm xanh cho 1.454 nông dân, SX được 6.297 bọc nấm, phun trình diễn 555 ha... Ứng dụng mô hình nhân, nuôi nấm xanh trong canh tác lúa đã giúp cho bà con nông dân tiếp cận thêm một phương pháp quản lý tốt rầy nâu, sâu cuốn lá và các dịch hại khác trên lúa, tiết giảm chi phí, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Chương trình “ba giảm, ba tăng” là kết quả của những thành tựu trong kỹ năng canh tác lúa nhằm giúp nông dân canh tác lúa giá thành hạ lợi nhuận cao. Chương trình “ba giảm, ba tăng” được đưa vào tỉnh An Giang từ năm 2001 với sự hỗ trợ về kỹ thuật của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI), Cục BVTV và UBND tỉnh An Giang. Tỉnh đã phát động Chương trình “Quản lý dinh dưỡng dịch hại tổng hợp” nhằm giảm bớt tình trạng sử dụng quá nhiều giống, phân vô cơ và thuốc hóa học trừ sâu bệnh.

Chương trình huấn luyện kết hợp cả lý thuyết và thực hành, nên qua huấn luyện nông dân có thể nhận biết đươc diễn biến của dịch hại, thiên địch cũng như sinh trưởng của cây lúa, qua đó đã giúp họ thảo luận và đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp và hiệu quả nhất.

Tính đến nay toàn tỉnh đã mở 999 lớp tập huấn “ba giảm, ba tăng” và diện tích ứng dụng là 525.324 ha, đạt 88,3% diện tích gieo trồng. Chương trình đã mang lại lợi nhuận tăng thêm cao hơn so với làm theo tập quán cũ trung bình từ 467.000 - 1.469.000 đồng/ha ở vụ ĐX và từ 251.000 - 1.128.000 đồng/ha ở vụ HT.

SX lúa VietGAP

Từ năm 2005 nhờ sự chuyển giao kỹ thuật “tưới tiết kiệm nước” trên ruộng lúa của IRRI, Chi cục BVTV An Giang đã triển khai công nghệ này và đã xây dựng đề án “Tưới tiết kiệm nước trên lúa” nhằm giúp nông dân giảm thêm chi phí tưới nước trong canh tác lúa.

Qua 5 năm thực hiện chương trình (2005-2009), nông dân đã đánh giá lợi ích chung của chương trình mang lại như cây lúa cứng cáp hơn, bông lúa dài và nhiều hạt chắc hơn, giảm được sự đỗ ngã của cây lúa do rễ ăn sâu hơn, giảm được số lần bơm nước, giảm chi phí đầu vào trong SX.

Với mục đích sâu xa hơn là áp dụng tổng hợp các TBKT nông nghiệp vào SX đảm bảo phát triển SX theo hướng bền vững VietGAP, giảm chi phí đầu tư và tăng lợi nhuận cho nông dân thì mô hình tổng hợp các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong canh tác lúa đã được thực hiện từ năm 2011 tại An Giang. Hay gọi là mô hình áp dụng kỹ thuật “1 phải, 5 giảm” với tiền đề là “ba giảm, ba tăng” kết hợp “công nghệ sinh thái” trồng cây có hoa trên bờ ruộng để quản lý dịch hại theo hướng sinh thái bền vững.

Sau 2 năm thực hiện xây dựng mô hình “1 phải, 5 giảm” Chi cục BVTV An Giang đã tổ chức được 209 lớp huấn luyện, tập huấn cho 4.768 nông dân và diện tích ứng dụng được 6544,3 ha. Trong mô hình này nông dân được hướng dẫn ghi chép sổ tay SX lúa theo hướng VietGAP bước đầu hình thành thói quen ghi chép và kiểm soát được quá trình SX của mình, hướng tới SX lúa hàng hóa đạt tiêu chuẩn VietGAP để xuất khẩu. Từ vụ ĐX 2010-2011 đến nay đã triển khai được 12 điểm hướng dẫn cho hơn 324 nông dân cách ghi sổ tay với tổng diện tích 483 ha.

Mô hình áp dụng “công nghệ sinh thái” trồng hoa trên bờ ruộng thu hút thiên địch phòng trừ dịch hại trên ruộng lúa bước đầu được sự quan tâm đông đảo của bà con nông dân, tính đến vụ HT 2012, Chi cục BVTV An Giang đã thực hiện tổng cộng 40 mô hình trên toàn tỉnh với diện tích áp dụng là 775.75 ha với hơn 1.640 nông dân được tập huấn về lợi ích của việc trồng hoa và các kỹ thuật trồng hoa trên bờ ruộng. Kết quả mang lại giúp bà con giảm chi phí sử dụng thuốc trừ sâu rầy từ 900.000 - 1.000.000 đồng/ha.

Với tiền đề đó, năm 2010 tỉnh An Giang đã xây dựng được 70 ha tại 2 HTX Nông nghiệp Tân Tuyến (xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn) và HTX Bình Chơn (xã Bình Chánh, huyện Châu Phú) được Cty TNHH SGS Việt Nam đánh giá chứng nhận SX lúa đạt tiêu chuẩn GlobalGAP với sản lượng tiêu thụ là 550 tấn lúa có giá mua cao hơn thị trường là 20%.

Qua năm 2011, tại xã Tân Lợi, huyện Tịnh Biên có thêm 24 ha SX lúa được Cty TNHH TUV SUD PSB Vietnam chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP nâng số diện tích được chứng nhận là 94 ha.

Trong thời gian tới, Chi cục BVTV An Giang tiếp tục triển khai xây dựng mô hình cánh đồng “1 phải, 5 giảm” với quy mô diện tích 100 - 200 ha trong đó kết hợp trồng hoa trên bờ ruộng, trình diễn sử dụng thuốc trừ sâu sinh học. Đặc biệt hướng nông dân tự giác ý thức ghi chép sổ tay với mục đích hướng tới SX lúa hàng hóa tại An Giang đạt tiêu chuẩn VietGAP và lâu dài đạt thêm một số mô hình theo tiêu chuẩn GlobalGAP.

Chuyển đổi tập quán canh tác của nông dân theo TBKT mới trong đó có hướng tới tiêu chuẩn VietGAP là cả một quá trình vận động thuyết phục, có rất nhiều khó khăn như phải liên tục đổi mới phương pháp tập huấn, xây dựng những mô hình mang tính thực tế thuyết phục, giải quyết hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng... Do đó cần có có sự tham mưu chỉ đạo quyết liệt của ngành nông nghiệp và UBND tỉnh, đưa tiêu chí thi đua xây dựng NTM phải áp dụng TBKT mới vào SX lúa…

Đối với các cấp chính quyền địa phương thì phải có sự đồng thuận cao, các DN phải thực sự vào cuộc cùng bà con nông dân. Đây là những bài học kinh nghiệm mà An Giang sẽ giải quyết trong thời gian tới. Hy vọng lộ trình đạt tiêu chí VietGAP sẽ được rút ngắn và đáp ứng sự mong đợi của bà con nông dân.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

1/3 huyện tại Quảng Nam bùng phát dịch tả lợn Châu Phi

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Nam có 6 huyện xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, gồm Hiệp Đức, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước, Đông Giang.

Mỗi năm Bắc Giang có 1.400 - 1.700ha cây trồng bị chuột hại

Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Bắc Giang, gần đây nạn chuột gây hại lúa và rau màu có xu hướng tăng trên địa bàn, năm 2022 nhiễm 1.446ha, năm 2023 nhiễm 1.700ha.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất