| Hotline: 0983.970.780

Nuôi gà bán hoang dã

Thứ Sáu 20/08/2010 , 09:08 (GMT+7)

Trong chuyến đi hòn Lại Sơn (hòn Sơn Rái), thuộc xã Lại Sơn, huyện đảo Kiên Hải - Kiên Giang, chúng tôi có dịp tham quan một mô hình nuôi gà theo kiểu bán hoang dã...

Trong chuyến đi hòn Lại Sơn (hòn Sơn Rái), thuộc xã Lại Sơn, huyện đảo Kiên Hải - Kiên Giang, chúng tôi có dịp tham quan một mô hình nuôi gà theo kiểu bán hoang dã của ông Phạm Văn Xương (Hai Xương) thật vô cùng mới mẻ và hấp dẫn.

Là một nông dân sản xuất giỏi, ông Hai Xương có một khu vườn rộng 8 ha nằm trên đỉnh đồi hoang vắng gồm cây rừng, cây ăn trái và một đàn gia súc trông thật ấn tượng. Từ bãi Bấc dưới chân hòn Lại Sơn lên đến cơ ngơi của ông mọi người phải mất hơn một tiếng đồng hồ leo núi, vừa đi vừa ngắm cảnh thật vô cùng thích thú.

Vừa lọt vào khu vườn nhà ông, chúng tôi đã nghe tiếng chó sủa, tiếng gà gáy ó o… giữa bốn bề im ắng khiến cho không khí trở nên rộn ràng, bớt hiu quạnh. Nhìn thoáng qua, chúng tôi thấy dưới các tàn cây chỗ nào cũng gà, gà trống, gà mái, gà con ríu rít quay quần bên các gốc cây rừng để tìm mồi.

Để giới thiệu đàn gà của mình, bà Hai Xương vào trong mang ra mấy trái dừa khô đã lột vỏ, đập ra lấy cái rồi dùng dao xắt mỏng, bằm nhỏ ném cho gà ăn. Đàn gà đang kiếm ăn ngoài rừng, vừa nghe tiếng dao, tiếng thớt quen tai đã vội quay về xúm xít giành ăn càng lúc càng đông, tổng cộng đàn có đến 300 con. Con nào cũng khỏe mạnh, linh hoạt, màu sắc hài hòa, mới nhìn tưởng như gà rừng.

Ông Hai Xương cho biết ông nuôi toàn gà nòi vì giống này sức đề kháng cao, ít bị bệnh, mau lớn, dễ nuôi, thịt ngon, thị trường tiêu thụ rất mạnh. Đặc điểm của gà nòi là thích nghi với môi trường tự nhiên. Ban ngày chúng rủ nhau vô rừng kiếm các loài cỏ cây và côn trùng. Tối đến chúng tự quay về tìm chỗ ngủ trên các cành cây mà không bao giờ lạc đường. Để cho đàn gà phát triển nhanh, ông cho gà ăn thêm dừa khô mỗi ngày 2 lần, ngoài ra không cần cho ăn thêm bất cứ thứ gì nên chi phí rất ít. Riêng đối với gà con mới nở thì mẹ phải úm cho đến khi cứng cáp và biết bay lên cây.

Vườn nhà ông hiện có trên 350 gốc dừa, bình quân mỗi ngày cho 20 – 30 trái dừa khô, đủ để phát triển đàn gia súc từ 500 - 700 con mà không cần mua thêm thức ăn. Từ hiệu quả khích lệ đó, ông đang cất thêm chòi canh giữa rừng để tiếp tục phát triển đàn gà theo kiểu bán hoang dã. Theo ông Hai Xương, gà nuôi thả lan, chúng tự tìm kiếm thức ăn sẽ đỡ tốn kém cho người nuôi và bản thân các loài côn trùng trong thiên nhiên cũng là một nguồn dinh dưỡng quý hiếm cho gia cầm. Còn như gà ngủ trên cây sẽ bảo đảm được môi trường trong lành và tuyệt đối không sợ bị trăn quấn vì khu rừng này còn khá nhiều trăn, mỗi năm ông bắt hằng chục con khi chúng mò vào chuồng bắt gà.

Điều làm ông tự tin và phần khởi nhất là 5 năm qua, đàn gà “ngủ trên cây” của ông chưa bao giờ bị dịch bệnh và cũng chưa hề bị trộm cắp, ngoại trừ do trăn quấn giữa rừng không phát hiện được. Đặc biệt, ông cũng chưa một lần cho gà dùng thuốc mặc dù ông rất có ý thức về việc tiêm phòng dịch bệnh cúm gà.

Niềm vui kế đến là sau mỗi đợt nuôi, ông đều tuyển chọn ra những con gà trống có tướng mạo oai phong, hùng vĩ để bán cho những ngươi chơi gà đá với giá từ 700.000đ – 1 triệu đồng/con. Còn gà thịt thì bạn hàng tranh nhau mua với giá cao vì đây là giống ngon nổi tiếng, lại nuôi thả lan nên chất lượng càng tuyệt hảo.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm