| Hotline: 0983.970.780

Nuôi gà bán hoang dã

Thứ Sáu 20/08/2010 , 09:08 (GMT+7)

Trong chuyến đi hòn Lại Sơn (hòn Sơn Rái), thuộc xã Lại Sơn, huyện đảo Kiên Hải - Kiên Giang, chúng tôi có dịp tham quan một mô hình nuôi gà theo kiểu bán hoang dã...

Trong chuyến đi hòn Lại Sơn (hòn Sơn Rái), thuộc xã Lại Sơn, huyện đảo Kiên Hải - Kiên Giang, chúng tôi có dịp tham quan một mô hình nuôi gà theo kiểu bán hoang dã của ông Phạm Văn Xương (Hai Xương) thật vô cùng mới mẻ và hấp dẫn.

Là một nông dân sản xuất giỏi, ông Hai Xương có một khu vườn rộng 8 ha nằm trên đỉnh đồi hoang vắng gồm cây rừng, cây ăn trái và một đàn gia súc trông thật ấn tượng. Từ bãi Bấc dưới chân hòn Lại Sơn lên đến cơ ngơi của ông mọi người phải mất hơn một tiếng đồng hồ leo núi, vừa đi vừa ngắm cảnh thật vô cùng thích thú.

Vừa lọt vào khu vườn nhà ông, chúng tôi đã nghe tiếng chó sủa, tiếng gà gáy ó o… giữa bốn bề im ắng khiến cho không khí trở nên rộn ràng, bớt hiu quạnh. Nhìn thoáng qua, chúng tôi thấy dưới các tàn cây chỗ nào cũng gà, gà trống, gà mái, gà con ríu rít quay quần bên các gốc cây rừng để tìm mồi.

Để giới thiệu đàn gà của mình, bà Hai Xương vào trong mang ra mấy trái dừa khô đã lột vỏ, đập ra lấy cái rồi dùng dao xắt mỏng, bằm nhỏ ném cho gà ăn. Đàn gà đang kiếm ăn ngoài rừng, vừa nghe tiếng dao, tiếng thớt quen tai đã vội quay về xúm xít giành ăn càng lúc càng đông, tổng cộng đàn có đến 300 con. Con nào cũng khỏe mạnh, linh hoạt, màu sắc hài hòa, mới nhìn tưởng như gà rừng.

Ông Hai Xương cho biết ông nuôi toàn gà nòi vì giống này sức đề kháng cao, ít bị bệnh, mau lớn, dễ nuôi, thịt ngon, thị trường tiêu thụ rất mạnh. Đặc điểm của gà nòi là thích nghi với môi trường tự nhiên. Ban ngày chúng rủ nhau vô rừng kiếm các loài cỏ cây và côn trùng. Tối đến chúng tự quay về tìm chỗ ngủ trên các cành cây mà không bao giờ lạc đường. Để cho đàn gà phát triển nhanh, ông cho gà ăn thêm dừa khô mỗi ngày 2 lần, ngoài ra không cần cho ăn thêm bất cứ thứ gì nên chi phí rất ít. Riêng đối với gà con mới nở thì mẹ phải úm cho đến khi cứng cáp và biết bay lên cây.

Vườn nhà ông hiện có trên 350 gốc dừa, bình quân mỗi ngày cho 20 – 30 trái dừa khô, đủ để phát triển đàn gia súc từ 500 - 700 con mà không cần mua thêm thức ăn. Từ hiệu quả khích lệ đó, ông đang cất thêm chòi canh giữa rừng để tiếp tục phát triển đàn gà theo kiểu bán hoang dã. Theo ông Hai Xương, gà nuôi thả lan, chúng tự tìm kiếm thức ăn sẽ đỡ tốn kém cho người nuôi và bản thân các loài côn trùng trong thiên nhiên cũng là một nguồn dinh dưỡng quý hiếm cho gia cầm. Còn như gà ngủ trên cây sẽ bảo đảm được môi trường trong lành và tuyệt đối không sợ bị trăn quấn vì khu rừng này còn khá nhiều trăn, mỗi năm ông bắt hằng chục con khi chúng mò vào chuồng bắt gà.

Điều làm ông tự tin và phần khởi nhất là 5 năm qua, đàn gà “ngủ trên cây” của ông chưa bao giờ bị dịch bệnh và cũng chưa hề bị trộm cắp, ngoại trừ do trăn quấn giữa rừng không phát hiện được. Đặc biệt, ông cũng chưa một lần cho gà dùng thuốc mặc dù ông rất có ý thức về việc tiêm phòng dịch bệnh cúm gà.

Niềm vui kế đến là sau mỗi đợt nuôi, ông đều tuyển chọn ra những con gà trống có tướng mạo oai phong, hùng vĩ để bán cho những ngươi chơi gà đá với giá từ 700.000đ – 1 triệu đồng/con. Còn gà thịt thì bạn hàng tranh nhau mua với giá cao vì đây là giống ngon nổi tiếng, lại nuôi thả lan nên chất lượng càng tuyệt hảo.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội tăng hơn 13 lần trong 19 năm

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội đã tăng một mạch từ 610ha năm 2005 lên khoảng 8.000ha trong thời điểm hiện tại.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.