| Hotline: 0983.970.780

Nuôi rắn mối, gà Đông Tảo

Thứ Tư 26/02/2014 , 11:15 (GMT+7)

Từ hai bàn tay trắng, chị Đinh Thị Kiều Hoa đã vươn lên làm giàu với mức thu nhập hàng trăm triệu đồng/tháng nhờ nuôi rắn mối và gà Đông Tảo.

Từ hai bàn tay trắng, chị Đinh Thị Kiều Hoa ở thôn 3, xã Diên Phú, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) đã vươn lên làm giàu với mức thu nhập hàng trăm triệu đồng/tháng nhờ nuôi rắn mối và gà Đông Tảo.

Khi chúng tôi đến thăm nhà, chị đang có khách đặt hàng mua rắn và tham quan mô hình. Sau khi giải quyết xong mọi việc chị cũng dành ít thời gian để tiếp chúng tôi. Chị kể: Trước kia cuộc sống gia đình rất khó khăn, thu nhập chính là nồi bánh canh, không đủ tiền chi tiêu cho sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy ngoài việc buôn bán lẻ, chị còn tăng gia SX như nuôi cá, trồng dừa, trồng chuối.

Đầu năm 2010 chị xuống tỉnh Bạc Liêu tham quan mô hình nuôi rắn mối hiệu quả. Khi trở về, điều trăn trở nhất là chưa có vốn đầu tư nuôi. Đang bế tắc thì chị làm liều cầm sổ đất vay vốn để mua 4.000 con rắn mối bố mẹ về thả nuôi. Thời gian đầu nuôi đối tượng mới, chị không khỏi băn khoăn về cách thức chăm sóc cho ăn uống, vệ sinh chuồng trại cũng như tạo độ ẩm và sinh đẻ của rắn mối.


Chị Hoa thành công với 2 mô hình nuôi rắn mối và gà Đông Tảo

Qua tìm hiểu trên sách báo, dần dần chị bắt nhịp được cách nuôi và nhu cầu của thị trường. Sau gần 2 năm gây dựng, chị Hoa đã xuất bán lứa đầu tiên khoảng 35 kg rắn thịt và 6.000 con rắn mối giống mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng.

Và, chỉ sau ít tháng sau đó chị đã trả hết số nợ đã vay và có một số vốn lớn trong tay để tiếp tục mở rộng quy mô. Cho đến nay trang trại rắn mối của chị Hoa có diện tích khoảng 100 m2 gồm 9 ô nuôi với 17.000 con rắn mối lớn nhỏ, mỗi tháng thu về khoảng 100 triệu đồng. Ngoài ra chị còn có thêm 1 cơ sở SX rắn mối tại Bình Dương với số lượng đàn trên 10.000 con, giao cho người con trai quản lý.

Nói về kỹ thuật nuôi rắn mối, chị Hoa chia sẻ nuôi rất dễ. Chuồng nuôi được thiết kế nửa kín, nửa hở, có ánh nắng vào, trồng cỏ dưới mặt đất để cho rắn mối ra vào. Mỗi loại rắn đều có khu nuôi riêng biệt nhưng có 4 khu để nuôi gồm khu rắn bố mẹ, khu đẻ, khu rắn con, khu dự phòng.

Xung quanh chuồng được che bằng tôn có sơn tạo độ láng cho rắn khỏi ra ngoài, phía trước cao 60 cm, phía sau cao 1,2 m; mái được che bằng lớp tôn xi măng.

Bên trong chuồng bỏ 1 lớp lá chuối khô dày 20 cm ở một góc để rắn trú ẩn. Hằng ngày cho rắn ăn 2 lần vào sáng và trưa. Thức ăn cho rắn mối chủ yếu cơm nguội trộn với lòng đỏ trứng gà; tôm, cá, dế thái nhỏ.

Rắn con lúc mới đẻ đến khi nuôi trưởng thành khoảng 1,5 năm, mỗi năm đẻ 2 lần, trung bình  từ 12 - 15 con. Hiện đầu ra sản phẩm rất dồi dào, với giá bán ra thị trường 350.000 - 420.000 đ/kg/20-30 con, giá bán giống bố mẹ 15.000 đ/con và giống 5 tháng tuổi 10.000 đ/con.

“Mỗi ngày gia đình tôi nhận rất nhiều mối đặt hàng ở các tỉnh như Đăk Lăk, Gia Lai, Thừa Thiên- Huế, Quảng Trị, Ninh Thuận với số lượng hàng ngàn con rắn giống lẫn rắn thịt. Nhiều lúc không đáp ứng nhu cầu mua của bạn hàng tôi phải thu mua thêm các cơ sở rắn mối lân cận. Ngay trong sáng nay tôi xuất 2.000 con giống thu về 30 triệu đồng”, chị Hoa nói.

Không chỉ dừng lại với thành công mô hình nuôi rắn mối, chị Hoa còn tiếp tục thử sức với mô hình “hot” là nuôi gà Đông Tảo. Dịp Tết vừa qua chị xuất bán được 30 con gà trống, mỗi con có trọng lượng trung bình 4 - 5 kg với giá trung bình khoảng 480.000 đ/kg thu về 60 triệu đồng.

Riêng đàn gà mái thịt xuất 25 con với giá 1,5 triệu đ/con thu về trên 30 triệu. Ngoài ra còn bán 70 quả trứng với giá 80.000 đ/trứng. Sau khi hạch toán tất cả chi phí lãi gần 100 triệu đồng. Hiện tại, đàn gà của chị còn 15 con mái, 6 con trống.

Chị cho biết thêm, đây là giống gà Đông Tảo ở Hưng Yên được mua đầu năm 2013 với số lượng 12 con mái đẻ, 2 con trống và 15 gà tơ với tổng số tiền 140 triệu đồng. Cũng giống như nuôi rắn mối, những ngày đầu nuôi gà chị cũng lo lắng vì đã bỏ ra số tiền quá lớn. Vừa làm, vừa học hỏi rút kinh nghiệm cách nuôi, chỉ sau vài tháng chị đã nắm được bí quyết nuôi gà Đông Tảo.

Chuồng gà được thiết kế chiều ngang 1,5 m, dài 5 m thả với số lượng 5 mái 1 trống. Chuồng phải đủ ấm, không bị ứ nước. Nên xây nền cao hơn mặt đất và cho trấu vào để cho gà ngủ. Gà bắt đầu đẻ lúc 160 ngày tuổi. Nếu để gà đẻ rồi tự ấp thì trong 10 tháng sẽ đẻ được 70 quả. Nếu gà đẻ rồi lấy trứng ra ấp thì trong 1 năm đẻ khoảng 100 quả.

Hiện chị Hoa bắt đầu cung ứng gà con ra thị trường với giá bán gà 1 tháng tuổi 300.000 đ/con, 1,5 tháng 500.000 đ/con và 2 tháng tuổi 700.000 đ/con.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm