| Hotline: 0983.970.780

"Ông trùm và cán bộ biến chất" khiến hàng lậu tấp nập về xuôi

Thứ Sáu 23/01/2015 , 15:08 (GMT+7)

TP. Móng Cái (Quảng Ninh) từ lâu được xem là điểm nóng của tình trạng buôn lậu, nhất là dịp cuối năm. Vào thời điểm này, tuy các “điểm nóng” trên địa bàn TP đã bị lực lượng chức năng dập tắt, các đối tượng buôn lậu đã ẩn mình, nhưng cuộc chiến chống buôn lậu vẫn còn gặp nhiều khó khăn./ Tăng nhân lực, bổ sung chó nghiệp vụ, mở rộng hàng rào thép gai

Buôn lậu “nhỏ lẻ”

Theo Ban chỉ đạo phòng chống buôn lậu (Ban Chỉ đạo 389) TP Móng Cái, tình trạng buôn lậu công khai, bất chấp pháp luật của các ông trùm với sự trợ giúp của một bộ phận cán bộ biến chất đã dẫn đến tình trạng hàng lậu tấp nập đổ về xuôi.

Thời điểm vụ buôn lậu “khủng” tại TP Móng Cái bị triệt phá, lực lượng chức năng đã bắt giữ số lượng lớn hàng hóa do vợ chồng Lương Quang Thắng hay còn gọi là Thắng “cành” tổ chức.

Cụ thể, khoảng 4 giờ 30 phút, ngày 2/11/2014, Cục Cảnh sát kinh tế đã phối hợp với một số đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an và Công an tỉnh Quảng Ninh bắt quả tang nhiều địa điểm tập kết hàng lậu tại TP. Móng Cái.

Vào thời điểm trên, tại bến sông biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, thuộc Km 13701 - 500 (khu 4, phường Hải Hòa), hàng trăm trinh sát đã bất ngờ xuất hiện bắt giữ hàng lậu trên 12 chiếc đò chuyên vận từ Trung Quốc về Việt Nam.

Toàn bộ số hàng lậu được vận chuyển từ địa điểm trên về 3 khu vực tập kết tại kho chợ Asean; kho Cây Dừa, đều thuộc khu 4, phường Hải Hòa và kho của Cty Thương mại Móng Cái. Tại kho của DN này có tổng số 7 xe ô tô chứa đầy hàng lậu. Kiểm tra các địa điểm trên, cơ quan công an đã thu giữ trên 100 tấn hàng lậu các loại gồm: vải, quần áo, mỹ phẩm và đồ điện tử đã qua sử dụng, trị giá hàng chục tỷ đồng.

Sau khi vụ buôn lậu trên bị bóc gỡ, các ông trùm buôn lậu vùng biên đã ẩn mình chờ cơ hội khiến nhiều người lầm tưởng tình trạng trên đã chấm dứt. Tuy nhiên, theo các lực lượng chống buôn lậu TP. Móng Cái, nhu cầu hàng hóa trong dịp Tết rất lớn là nguyên nhân hình thành một đường dây buôn lậu theo kiểu “tích tiểu thành đại”.

Trong những năm trước, các ông trùm vùng biên thường vận chuyển hàng hóa với số lượng lớn tại bến sông Ka Long, tập kết tại các kho bãi trên địa bàn TP. Móng Cái rồi âm thầm vận chuyển về xuôi.

Theo báo cáo Ban Chỉ đạo 389 TP. Móng Cái, từ ngày 1/1/2014 đến ngày 15/11/2014, các lực lượng phòng, chống buôn lậu trên địa bàn bắt giữ và xử lí 636 vụ vi phạm, trị giá 20,76 tỷ đồng; trong đó, buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu: 569 vụ, trị giá 19,64 tỷ đồng.
Khởi tố hình sự 39 vụ, 35 đối tượng; ma túy 33 vụ, 48 đối tượng, tang vật vi phạm, gồm: 17.652 viên thuốc lắc và 45.958,32 gam ma túy các loại.  

Đến nay, bị lực lượng chức năng “đánh rát”, các đường dây buôn lậu chuyển hướng và thiết lập các chân rết lên tới hàng trăm người chuyên xách hàng qua cửa khẩu Bắc Luân. Lợi dụng chính sách cư dân biên giới sang Đông Hưng mua hàng, nếu giá trị hàng hóa dưới 2 triệu đồng thì không phải đóng thuế nên đội ngũ chân rết này hoạt động rất tích cực.

Tăng cường quản lý, tuyên truyền

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP. Móng Cái, Trưởng ban Chỉ đạo 389 của TP, thừa nhận, công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn vẫn còn nhiều khó khăn.

Trong đó đáng chú ý, chính sách ưu đãi đối với cư dân biên giới theo Quyết định 254 đang bị các đầu nậu lợi dụng để thuê người dân sang Trung Quốc vận chuyển hàng về tập kết, sau đó viết hóa đơn thuế thu gom và chuyển vào nội địa tiêu thụ.

“Ngoài ra, theo Thông tư liên tịch số 60 ngày 12/5/2011 của liên Bộ Tài chính - Công thương và Công an hướng dẫn chế độ hóa đơn chứng từ đối với hàng hóa NK lưu thông trên thị trường, sau khi lô hàng bị bắt giữ, trong 72 giờ, nếu đối tượng xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp thì lô hàng đó hợp pháp. Việc dao động thời gian đến 72 giờ là quá dài để các chủ hàng lợi dụng hợp pháp hóa chứng từ hóa đơn”, ông Dũng cho hay.

Trước tình hình đó, TP. Móng Cái đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, chủ động kiện toàn Ban Chỉ đạo 389, thiết lập cơ chế điều hành, chỉ huy, phối hợp giữa TP với các lực lượng chức năng, triển khai đồng bộ các chuyên án, kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại.

“Bên cạnh những biện pháp kiểm tra bắt giữ, lực lượng chống buôn lậu còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, coi đây là giải pháp quan trọng nhất. Đơn cử, với những lái xe, chuyên vận chuyển hàng, cho các đầu lậu, lực lượng thường xuyên đến nhà tuyên truyền, vận động, cảnh báo nên mọi người đã ý thức được và không tiếp tay cho việc buôn lậu”, ông Dũng nói.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm