| Hotline: 0983.970.780

Mở rộng địa bàn hoạt động, tăng trách nhiệm chống buôn lậu của hải quan

Thứ Bảy 03/01/2015 , 11:04 (GMT+7)

Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Trước đó, phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; quan hệ phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi vi phạm pháp luật hải quan đã được quy định tại Nghị định 107/2002/NĐ-CP.

Mở rộng địa bàn hoạt động

Nghị định mới đã quy định rõ phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại khu vực cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa; tại cửa khẩu ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa; tại cửa khẩu cảng hàng không dân dụng quốc tế; tại cửa khẩu cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; tại bưu điện quốc tế; tại các khu vực ngoài cửa khẩu; và tại khu vực, địa điểm khác.

So với quy định tại Nghị định 107/2002/NĐ-CP, phạm vi địa bàn hoạt động hải quan được mở rộng hơn. Cụ thể, tại cửa khẩu cảng hàng không dân dụng quốc tế, phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan được mở rộng ra cả khu vực chứa và cấp nhiên liệu; khu vực thiết bị phục vụ mặt đất, khu vực sửa chữa, bảo dưỡng máy bay; đường công vụ.

Hay như tại các khu vực ngoài cửa khẩu, phạm vi hoạt động hải quan được mở rộng ra cả khu vực chuyển phát nhanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các khu vực trên biển, trên sông, trên bộ khi có phương tiện vận tải neo, đậu, di chuyển để vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; hàng hóa, phương tiện vận tải chuyển tải, chuyển cửa khẩu, quá cảnh đang trong quá trình làm thủ tục hải quan và chịu sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan...

Bổ sung quy định trách nhiệm, nội dung phối hợp

Ngoài ra, Nghị định mới cũng bổ sung quy định trách nhiệm, nội dung phối hợp của các cơ quan liên quan trong trao đổi, cung cấp thông tin; trong tuần tra, kiểm soát, kiểm tra, truy đổi, dừng phương tiện vận tải; trong ngăn chặn, điều tra, xử lý vi phạm...

Theo quy định mới, cơ quan hải quan có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, công an, quản lý thị trường thực hiện các biện pháp ngăn chặn, điều tra, xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu khi có yêu cầu.

Trong quá trình thực hiện các biện pháp ngăn chặn, điều tra, xử lý vi phạm, theo đề nghị của cơ quan hải quan thì cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, quản lý thị trường có trách nhiệm phối hợp lực lượng, hỗ trợ điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện khám người, phương tiện vận tải, đồ vật, nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo thủ tục hành chính và áp giải người vi phạm; phối hợp, hỗ trợ lực lượng, phương tiện trong việc lấy lời khai thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ, mở rộng điều tra, xác lập chuyên án; phối hợp trong việc xử lý các vụ việc vi phạm.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cầu Trần Hoàng Na phục vụ lưu thông từ ngày 26/4

Từ ngày 26/4, cầu Trần Hoàng Na, bắc qua sông Cần Thơ chính thức đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ nhu cầu lưu thông cho người dân.

Bình luận mới nhất