| Hotline: 0983.970.780

Phân bón NPK-S Lâm Thao cho cây lúa ở Thái Bình

Thứ Tư 23/07/2014 , 10:14 (GMT+7)

Trên nền phân bón NPK-S chuyên dụng của Lâm Thao, cây lúa phát triển cân đối, cứng, bộ lá khỏe, lúa đẻ tập trung hơn và tỷ lệ dảnh hữu hiệu cao

Vụ ĐX 2014, Hội Nông dân tỉnh Thái Bình phối hợp với Cty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tiến hành xây dựng mô hình trình diễn phân bón chuyên dụng nhằm đánh giá hiệu quả của việc áp dụng phân bón NPK-S 5.10.3-8 bón lót và NPK-S12.5.10-14 bón thúc cho cây lúa.

Mô hình triển khai tại thôn Lam Điền, xã Đông Động, huyện Đông Hưng (2 mô hình), xã Quang Bình, huyện Kiến Xương (1 mô hình), mỗi mô hình 3 ha, tổng diện tích thực hiện là 9 ha.

Quy trình bón phân được thực hiện theo quy trình bón phân khép kín của Lâm Thao:

Bón lót: NPK-S5.10.3-8: 20 kg/sào

Bón thúc đẻ nhánh: NPK-S12.5.10-14: 9 kg/sào

Bón đón đòng: NPK-S12.5.10-14: 8 kg/sào

Đối chứng theo tập quán bón phân thông thường ở địa phương.

Trong suốt quá trình thực hiện mô hình, các cán bộ kỹ thuật của Cty kết hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chỉ đạo, theo dõi, đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa, hướng dẫn bà con nông dân bón phân theo đúng quy trình kỹ thuật.

Ngày 11/6/2014 Hội Nông dân Thái Bình phối hợp với Cty Lâm Thao tổ chức tổng kết mô hình tại xã Đông Động. Qua thực hiện mô hình trình diễn tại thôn Lam Điền đã đạt được kết quả cao, thể hiện:

- Ở giai đoạn mạ: Các giống trong mô hình và ngoài mô hình đều giống nhau, mạ khỏe, sức sinh trưởng tốt.

- Giai đoạn lúa cấy: Các giống lúa ở mô hình đẻ nhánh sớm, tập trung, lá xanh đẹp, lúa trỗ nhanh, gọn; các giống đối chứng đẻ nhánh không tập trung, lá xanh đậm hơn, thời gian lúa trỗ dài hơn, nhiều bông hơn nhưng tỷ lệ bông có số hạt dưới 100 hạt nhiều hơn, tỷ lệ lép cao hơn, số hạt chắc ít hơn.

- Sâu bệnh: Mức độ sâu bệnh đều nhiễm nhẹ hơn so với đối chứng, đặc biệt là rầy nâu.

Theo dõi trên giống lúa tại thôn Lam Điền cho thấy trên nền phân bón NPK-S chuyên dụng của Lâm Thao, cây lúa phát triển cân đối, cứng, bộ lá khỏe, lúa đẻ tập trung hơn và tỷ lệ dảnh hữu hiệu cao hơn so với ruộng đối chứng.

 Số dảnh đẻ tối đa đếm được số bình quân tương đương ở cả nền dùng phân chuyên dụng và đối chứng, nhưng tỷ lệ hữu hiệu ở nền phân chuyên dùng NPK-S Lâm Thao cao hơn so với đối chứng.

Cụ thể năng suất lúa giống BC15 tại thôn Lam Điền là 260 kg/sào (vùng đối chứng giống BC15 năng suất 230 kg/sào). Điển hình là hộ gia đình bà Phạm Thị Dân, bà Đào Thị Thìn, ông Phạm Văn Quyền đã sử dụng hiệu quả phân bón NPK-S chuyên dụng của Lâm Thao.

Trên nền phân bón NPK-S Lâm Thao cây lúa có sức chống chịu sâu bệnh hại ngoài đồng ruộng khá hơn, đặc biệt là bệnh đạo ôn và rầy.

Kết quả cho thấy: Mô hình sử dụng phân bón NPK-S chuyên dụng Lâm Thao đều có các chỉ tiêu yếu tố cấu thành năng suất và năng suất tăng so với các ruộng sử dụng phân đơn. Mức tăng năng suất thực thu cuối cùng của mô hình bón phân NPK-S chuyên dụng so với phân đơn là 30 kg lúa.

Bón phân NPK-S Lâm Thao phù hợp với đồng đất của Thái Bình, được nông dân ưa chuộng, bón phân NPK-S chuyên lót, chuyên thúc của Lâm Thao lúa sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh sớm, tập trung; trỗ nhanh, gọn, rút ngắn thời gian sinh trưởng, tỷ lệ hạt chắc trên bông cao, năng suất cao hơn so với đại trà của nông dân 30 kg/sào.

Sản phẩm phân bón NPK-S Lâm Thao được nông dân Thái Bình tin dùng.

(Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thái Bình)

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

1/3 huyện tại Quảng Nam bùng phát dịch tả lợn Châu Phi

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Nam có 6 huyện xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, gồm Hiệp Đức, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước, Đông Giang.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất