| Hotline: 0983.970.780

Phát huy 'Mộc bản Trường học Phúc Giang - Di sản tư liệu thế giới'

Thứ Hai 29/05/2017 , 13:20 (GMT+7)

Ngày 19/5/2016, “Mộc bản Trường học Phúc Giang” (Hà Tĩnh) đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu và ghi vào danh mục Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương vì những giá trị đặc biệt và tầm ảnh hưởng lớn.

Mộc bản duy nhất về giáo dục

“Mộc bản Trường học Phúc Giang” là tư liệu quan trọng của nền giáo dục Nho học, góp phần to lớn trong việc đào tạo nhân tài cho đất nước từ giữa thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX. Đây cũng là tài liệu gốc minh chứng cho hoạt động giáo dục và văn hóa của dòng họ khoa bảng Nguyễn Huy làng Trường Lưu (nay thuộc xã Trường Lộc, huyện Can Lộc) nổi tiếng hiếu học của cả nước. Bản thân mỗi bản khắc là một cổ vật quý hiếm, một tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

15-10-50_img_4309
Mộc bản Trường học Phúc Giang

Khối mộc bản duy nhất, cổ nhất về giáo dục của một dòng họ còn lưu giữ được ở Việt Nam, hiện còn 383 bản, được làm từ gỗ cây thị quý hiếm lâu năm, kích thước dài 25-30cm, rộng 15-18cm, dày 1-2cm. Mộc bản được khắc tinh xảo, nét chữ đẹp, với nhiều dạng chữ như: Lệ thư, thảo thư, giản tự, cổ tự…

Phần lớn mộc bản khắc hai mặt là nội dung sách, số ít khắc một mặt là tên sách, tờ đầu, tờ cuối và lời tựa sách. Nội dung mộc bản gồm các quyển sách kinh điển của Nho giáo như “Tính lý đại toàn”, “Ngũ kinh đại toàn” dạng rút gọn và quyển sách “Thư viện quy lệ” (Quy chế của Trường Phúc Giang).

Ông Nguyễn Trí Sơn - Giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh cho biết: Mộc bản gắn liền với Trường Lưu học hiệu, Phúc Giang thư viện và các danh nhân của họ Nguyễn Huy, nơi đã đào tạo được trên 30 tiến sĩ và hàng ngàn hương cống, cử nhân. Nhiều người trong số họ về sau là các quan lại cao cấp, các nhà ngoại giao, nhà văn, nhà thơ, nhà giáo nổi tiếng.
 

Bảo tồn và phát huy di sản mộc bản

Trong ký ức của hậu duệ dòng họ Nguyễn Huy, trước đây mộc bản có đến hàng ngàn bản, được bảo quản và cất giữ ở nhà thờ đại tôn dòng họ. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, mộc bản đã bị mai một, hư hỏng mất mát với số lượng quá nhiều. Thậm chí, theo lời kể của ông Nguyễn Huy Ninh, nguyên cán bộ trường Đại học Xây dựng Hà Nội, hậu duệ đời thứ 17, có thời điểm do thời tiết giá rét, người dân đã phải mang mộc bản ra đốt lửa sưởi ấm. May mắn thay bộ mộc bản duy nhất còn sót lại là được cất giữ kỹ lưỡng trong nhà thờ đại tôn ít người biết.

15-10-50_img_4312
Ảnh: Kiều Mai Sơn

Theo ông Nguyễn Trí Sơn, hiện tại, việc bảo quản mộc bản Phúc Giang vẫn thuộc về dòng họ Nguyễn Huy, Bảo tàng Hà Tĩnh chỉ tham gia giúp đỡ bằng cách lắp hệ thống camera để theo dõi. Khi nào cần xử lý vệ sinh mộc bản thì bảo tàng sẽ hỗ trợ về mặt kỹ thuật.

“Chúng tôi vẫn phải bảo quản theo cách truyền thống là cất giữ tài liệu trong nhà gỗ gia đình ở song thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến độ cong vênh của gỗ. Đồng thời còn phải kể đến yếu tố thời gian cũng tác động đến gây hư hại mà phương pháp bảo quản như phòng đặc chủng chưa có nên đành phải chấp nhận. Bên cạnh đó, theo quy định của UNESCO cần phải phổ biến rộng rãi cho công chúng; mà người xem muốn xem tận mắt bản gốc chứ không phải bản sao”, ông Nguyễn Trí Sơn nói.

Trước đây, việc duy tu bảo dưỡng dòng họ phải nhờ Thư viện Hán Nôm ngoài Nghệ An vào giúp. Đứng trước kiệt tác tiền nhân để lại, cả thế giới hiện nay chỉ có 4 quốc gia còn có mộc bản. Trong đó duy nhất Việt Nam có mộc bản về giáo dục, ông Nguyễn Huy Ninh mong mỏi: “Di sản mộc bản trường học Phúc Giang sớm được Nhà nước đầu tư thông qua UBND tỉnh để có điều kiện kỹ thuật bảo trì bảo tồn mộc bản và phát huy rộng rãi đến nhân dân cả nước và thế giới”.

15-10-50_moc-bn-1
15-10-50_moc-bn-2
Mộc bản Trường học Phúc Giang đang được trưng bày
Từ ngày 23/5, tại Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) và Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tổ chức trưng bày “Mộc bản Trường học Phúc Giang - Di sản tư liệu thế giới”. Trưng bày sẽ kéo dài đến hết ngày 30/5/2017 để phục vụ người công chúng Thủ đô gần 100 hiện vật, tài liệu gồm: Sách, ảnh, bản dịch nghĩa, các mô hình tái hiện mộc bản bằng gỗ... tại Trường học Phúc Giang (một trường tư được Thám hoa Nguyễn Huy Oánh lập tại tỉnh Hà Tĩnh vào giữa thế kỷ XVIII).

 

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm