| Hotline: 0983.970.780

Phòng trừ ruồi đục quả bằng thuốc sinh học trên cây khổ qua

Thứ Bảy 17/03/2018 , 07:10 (GMT+7)

Sau khi sử dụng chế phẩm sinh học Ento-pro150DD, tỷ lệ ruồi đục quả gây hại ở ruộng mô hình thấp, từ 1 - 6%. Trong khi đó ruộng sản xuất đại trà có tỷ lệ ruồi gây hại từ 10 - 21%...

Vụ ĐX 2017-2018, Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) đã phối hợp với UBND xã Bình Triều, Hợp tác xã rau sạch Hưng Mỹ thực hiện mô hình “Phòng trừ ruồi đục quả bằng thuốc sinh học trên cây khổ qua tại vùng rau an toàn” tại thôn Hưng Mỹ, xã Bình Triều với diện tích 1.000m2, sử dụng chế phẩm sinh học Ento-pro150DD.

Qua theo dõi tại mô hình cho thấy, ruồi đục quả xuất hiện và gây hại vào giai đoạn hình thành quả, tỷ lệ ruồi đục quả gây hại ở ruộng mô hình thấp, từ 1 - 6%. Trong khi đó ruộng sản xuất đại trà có tỷ lệ ruồi gây hại từ 10 - 21%.

Ngoài ra, sử dụng chế phẩm sinh học để phòng trừ còn giảm chi phí đầu tư (giảm 5,6 triệu đồng/ha), năng suất 15,6 tấn/ha, cao hơn 2,4 tấn/ha so với sản xuất đại trà. Với giá bán trung bình 20.000 đồng/kg thì mô hình cho tổng thu là 312 triệu đồng/ha, cao hơn 48 triệu đồng/ha so với sản xuất đại trà, lãi ròng đạt 238,8 triệu đồng/ha, cao gấp 1,3 lần so với sản xuất đại trà.

Mặt khác, những ruộng khổ qua ngoài mô hình, nông dân tiến hành phun thuốc hóa học nhiều lần trong vụ (7 - 10 ngày/lần), thậm chí còn phun lên cả quả sắp thu hoạch. Dẫn đến việc phòng trừ ruồi đục quả không hiệu quả mà gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người trồng, người tiêu dùng.

Mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân, hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tạo điều điện thuận lợi để phát triển sản xuất rau an toàn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái, hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ.

Xem thêm
Giá heo nhích kích thích người nuôi tái đàn

Sau thời gian dài duy trì ở mức thấp, từ đầu năm 2024 đến nay, giá heo ở Bình Định không ngừng tăng, hiện ở mức 51.000đ/kg, người chăn nuôi hồ hởi tái đàn…

Tỷ lệ tiêm chỉ đạt 52%, Quảng Nam bùng phát dịch lở mồm long móng

Tỷ lệ tiêm phòng thấp, ý thức người dân chưa cao, tập quán chăn thả rông trâu bò là những nguyên nhân dễ gây bùng phát dịch lở mồm long móng ở Quảng Nam.

Mỗi hộ trồng hàng trăm ha mía vẫn khỏe re

GIA LAI Những năm gần đây, cây mía đã cho nông dân vùng Đông Gia Lai có cuộc sống đủ đầy nhờ tiền vào rủng rỉnh. Cây mía đã khẳng định vị thế trên vùng đất này.