| Hotline: 0983.970.780

Quan hệ giữa dinh dưỡng và sâu bệnh

Thứ Sáu 03/06/2011 , 10:47 (GMT+7)

PHÂN ĐẠM LÀ THỨC ĂN, CŨNG LÀ CHẤT ĐỘC

Đạm là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu của cây trồng. Thiếu đạm cây trồng còi cọc, đẻ nhánh kém, ít phát triển mầm non, phân cành ra lá đều kém, lá nhỏ. Cây ra hoa kết quả muộn, ít hoa, ít quả, khả năng tích lũy chất có đạm, bột đường đều kém.

Với lúa, khi thiếu đạm chẳng những cây lúa bị còi cọc, năng suất rất thấp mà còn là điều kiện cho bệnh đốm nâu tấn công. Nếu bị nhiễm khi lúa còn non thì làm cho lá bị cháy vàng, ruộng có vẻ xơ xác. Giai đoạn lúa trỗ và sau trỗ, bệnh tấn công vào hạt gây hiện tượng “lúa bị trứng cút”, hạt bị lửng hoặc lép, giảm phẩm chất gạo và lúa nhẹ ký.

Tuy nhiên, nếu bón đạm nhiều cho cây sẽ có tác dụng ngược lại: cây lớn nhanh, đẻ nhánh nhiều, phân nhánh nhiều, lá phát triển quá mức, bộ rễ phát triển kém, thân non mềm. Đó là hiện tượng “lốp cây”, cây dễ bị đổ, chậm ra hoa, hoa ít và khó đậu quả, quả không chắc hạt, củ khó hình thành vì tinh bột tích lũy về củ chậm, nhiều rễ đực ít rễ củ. Mặt khác bón nhiều đạm làm tăng mức độ nhiễm sâu bệnh do màu sắc xanh đậm của lá thu hút bướm, lá mềm sâu dễ đục, nấm bệnh, vi khuẩn dễ xâm nhập. Cụ thể như: bón đạm nhiều làm rau tuy non, mềm nhiều nước nhưng vị nhạt hơn: cây lấy bột như: bắp, khoai, sắn tỷ lệ tinh bột giảm; với mía năng suất cây tuy cao nhưng nhiều nước, hàm lượng đường giảm; với cây ăn trái thì trái kém ngọt, dễ bị thối...

Trên lúa, có 2 loại sâu hại quan trọng đều có quan hệ chặt chẽ với ruộng lúa bón dư thừa phân đạm là sâu cuốn là và rầy nâu. Với rầy nâu hại lúa thì việc bón dư thừa phân đạm còn là một thảm họa. Nhiều nghiên cứu thấy rằng, trong điều kiện bình thường thì từ 1 con rầy ban đầu có thể phát triển thành 100-200 con nhưng trong điều kiện ruộng lúa bón dư thừa phân đạm thì con của chúng có khi lên đến 300, thậm chí hơn.

 Các tế bào của cây lúa khi dư thừa phân đạm đều hút nhiều nước, vách tế bào mỏng, mềm, dịch tế bào nhiều dưỡng chất bởi vậy nên rầy càng nhanh lớn, thành thục sớm và đẻ càng khỏe. Ruộng dư thừa phân đạm còn làm lá lúa to, xòe ngang nên càng khó trong việc phun xịt thuốc và kết quả là những ruộng dư thừa phân đạm mà bị nhiễm rầy thường bị cháy toàn bộ, mất trắng.

Các nhà lai tạo giống lúa của Đông Nam Á nói chung và VN nói riêng bao giờ cũng ưu tiên đặc tính chống chịu với rầy nâu nhưng độ bền của một giống thường không cao, chỉ sau khoảng 6 vụ, từ khi được công nhận thì đặc tính kháng rầy giảm dần và trở thành giống nhiễm. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do kỹ thuật canh tác không đúng, bón dư thừa phân đạm và việc lạm dụng thuốc BVTV trong công tác phòng trừ, phun thuốc nhiều lần, pha hỗn hợp nhiều loại thuốc.

Ngoài việc chích nhựa hút, rầy nâu còn là ký chủ trung gian truyền virus bệnh lúa cỏ, trong đó có bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá rất nguy hiểm mà chưa có thuốc phòng trị. Không những với rầy nâu mà việc dư thừa phân đạm cũng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn (cháy lá) phát triển. Ruộng bón dư phân đạm có lá lúa to, tăng sự ẩm ướt trong quần thể và đấy là điều kiện thích hợp cho nấm Pyricularia oryzae (cũng như nhiều nấm khác) gây nên bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông.

Ruộng bón dư phân đạm cũng làm dễ bị rách lá lúa, nhất là mừa mưa gió, tạo đường cho vi khuẩn Xanthomonas ozyzae xâm nhập vào lá lúa gây nên bệnh cháy bìa lá. Đây cũng là bệnh nguy hiểm làm cho cây lúa tàn lụi, gia tăng tỷ lệ lép lửng.

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Nguyên nhân chính là do bà con chưa nắm vững kỹ thuật canh tác và chưa thấy hết tác hại của việc bón dư thừa phân đạm. Thông thường, những ruộng bón vừa đủ phân đạm thì có mã lúa màu vàng tranh, màu này không được bắt mắt, “không đẹp” bằng màu xanh đậm nên bà con có xu hướng bón thêm do tâm lý muốn đạt năng suất cao nhất và “không thua chị kém em” với ruộng bên cạnh, nhất là trong lúc giá lúa đứng ở mức cao như hiện nay.

Việc dư thừa phân đạm còn do việc bón phân không cân đối giữa đạm, lân và kali. Nếu thiếu kali thì cây lúa hút đạm càng nhiều và càng có nguy cơ dư thừa phân đạm.

Với vụ hè thu, việc bón dư phân đạm còn bởi điều kiện ngoại cảnh. Khi vào vụ HT, thời tiết mưa nắng thất thường và không chủ động được nước, trong lúc mặt bằng đồng ruộng ở nhiều nơi lại chưa tốt. Bởi vậy nhiều khi bón phân rồi mà thiếu nước nên cây không hấp thu được, bà con sốt ruột phải bón thêm lần nữa. Đến khi có nước thì phân hòa tan tốt, cây hấp thu nhiều nên xảy ra hiện tượng dư đạm.

Khi phát hiện được ruộng bị dư phân đạm cần tiến hành ngay các biện pháp để hạn chế bằng cách thay nước hoặc rút nước tạo khô hạn nhằm hạn chế khả năng hấp thu của cây. Việc bón thêm phân kali cũng có tác dụng hạn chế quá trình hấp thu đạm, làm cho lúa cứng cây tăng khả năng chống chịu.

Để tránh tình trạng thiếu thừa phân đạm, cách tốt nhất là sử dụng phân bón chuyên dùng cho lúa. Trong thành phần của phân chuyên dùng, các nhà sản xuất đã phối trộn đầy đủ và cân đối các loại phân đạm, lân, kali và các nguyên tố trung và vi lượng. Phân chuyên dùng cho lúa là một tiến bộ kỹ thuật đã được Hội đồng KH của Bộ NN-PTNT công nhận vì mang lại hiệu quả cao cho sản xuất. Nhờ có hàm lượng cân đối và bón đủ lượng nên cây lúa sinh trưởng khỏe, lúa cứng cây, ít đổ ngã, ít sâu bệnh, tỷ lệ hạt chắc cao nên dễ đạt năng suất cao trong lúc chi phí lại thấp.

Phân chuyên dùng cho lúa NPK Agrotain + TE Lúa 1 và Lúa 2 của Bình Điền hiện được tiêu thụ nhiều nhất trong dòng sản phẩm NPK chuyên dùng cho lúa của tất cả các nhà máy khác, bởi chúng còn có tác dụng chống thất thoát phân đạm nên có thể tiết kiệm được 25-30% lượng đạm cần bón mà vẫn đạt năng suất.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm