| Hotline: 0983.970.780

Ra biển "hốt bạc"

Thứ Ba 27/12/2011 , 10:40 (GMT+7)

Theo ông Chiến, đánh bắt hải sản ở ngư trường xa bờ có sử dụng máy dò ngang đang là hoạt động hái ra tiền, ít lĩnh vực kinh tế nào ở đất liền sánh nổi.

“Chuyến biển 2 tuần, tàu đưa về 25 tấn cá, trị giá hơn 600 triệu đồng, trừ chi phí khoảng 100 triệu, còn lại là thu nhập của chủ tàu và 11 ngư dân”, ông Lê Văn Chiến, ở tổ 4 phường Xuân Hà, quận Thanh Khê (Đà Nẵng), thuyền trưởng tàu ĐNa 90351 cho biết như vậy.

Theo ông, đánh bắt hải sản ở ngư trường xa bờ có sử dụng máy dò ngang đang là hoạt động hái ra tiền, ít lĩnh vực kinh tế nào ở đất liền sánh nổi. Chuyến biển ông Chiến nêu trên là chuyến thứ 10 của tàu ĐNa 90351 trong năm nay và là chuyến thứ 2 có sử dụng máy dò ngang. Trước lễ Noel ít hôm, tàu 500 CV hành nghề lưới vây này tiếp tục ra khơi đánh bắt chuyến cuối cùng của năm con mèo.

Tại cảng cá Thọ Quang, trước lúc rời bến, chúng tôi được ông Chiến cho biết: “Năm nay đánh bắt thuận lợi. Năng suất, sản lượng gấp gần 2 lần năm ngoái. 2 chuyến gần đây, chuyến nào cũng đạt 25-26 tấn. Tính ra, từ đầu năm đến nay, tàu đưa về hơn 150 tấn hải sản các loại. Nếu như ngày 5/12 vừa qua, không lỡ chuyến biển do phải lai dắt tàu của ngư dân Thừa Thiên- Huế bị nạn về bến, cả năm đạt 200 tấn là cầm chắc. Chuyến này, phấn đấu đánh bắt gần 30 tấn hải sản loại chất lượng cao phục vụ thị trường Tết”.

“Nghe nói đánh bắt có sử dụng máy dò ngang hiệu quả cao lắm”?, chúng tôi hỏi. “Đúng như vậy. Ưu việt của thiết bị này là phát hiện luồng cá phạm vi rộng. Ra đến ngư trường, khi tín hiệu cá nổi dày đặc trên màn hình là dừng lại buông lưới. Có mẻ kéo lên gần chục tấn. Hai chuyến đánh bắt có máy dò ngang năng suất cao hơn hẳn, trước đây chuyến 12-14 ngày chỉ 13-15 tấn là nhiều. Không chỉ năng suất cao mà đánh bắt có sự hỗ trợ của thiết bị này tiết kiệm khá nhiều nhiên liệu”, ông Chiến cho biết thêm.

Không chỉ nghề lưới vây, mà năm nay đội tàu câu mực lá đại dương của ngư dân Đà Nẵng cũng hốt bạc, khi mực đội giá ở mức 130-150 nghìn đồng/kg. Sau chuyến biển đưa về 28 tấn, bán được 3,6 tỷ đồng, ông Nguyễn Văn Cu, ở tổ 28, phường Thanh Khê Đông (Thanh Khê), chủ tàu ĐNa 90258, công suất 340 CV, rất mãn nguyện khi quyết định giữ nghề câu mực truyền thống, mặc cho nhiều tàu khác chuyển nghề. Lão ngư này cho biết, chưa khi nào trúng đậm như năm nay. Chuyến biển vừa qua, trừ hết mọi chi phí, chủ tàu lãi ròng 600 triệu, ngư dân 70-80 triệu đồng/người.

Tàu Đna 90370 của ông Đào Ngọc Bé, ở tổ 26, Thanh Khê Đông, cũng vậy. Sau một tháng rưỡi bám biển đưa về gần 30 tấn mực. Không giấu nổi niềm vui, qua sóng điện thoại, thuyền trưởng này tâm sự: Chuyến biển tháng rưỡi, mỗi người có trong tay 60-70 triệu đồng, sản xuất trên đất liền giỏi mấy cũng khó bề đạt được. Thu nhập cao, người làm công tự tìm đến với chủ tàu, chứ không như trước đây, đến ngày ra khơi vẫn phải chạy tìm lao động.

Có thể nói, năm 2011, là năm ngư dân Đà Nẵng vừa được mùa vừa được giá. Với nghề lưới cảng, cặp tàu của ông Phạm Phương, ở tổ 29 phường An Hải Bắc (Sơn Trà), chuyến nào cũng đưa về trên dưới 30 tấn. Riêng chiếc ĐNa 90525 loại 450 CV do chính ông làm thuyền trưởng, đạt 16-17 tấn/chuyến là thường.

Nói về nghề, vị thuyền trưởng dạn dày sóng gió này nhớ lại hồi trẻ, từ Quảng Ngãi ra Đà Nẵng làm công trên tàu cá công suất 45 CV. Sau khi lập gia đình, ông mua chiếc tàu cũ và tổ chức đánh bắt riêng để rồi từ người làm công, đến nay ông là chủ cặp tàu công suất lớn trị giá nhiều tỷ đồng. Theo ông Phương, với ngư dân chỉ có thể làm giàu bằng đánh bắt xa bờ trên tàu công suất lớn.

Hiệu quả thiết thực từ khai thác hải sản, phát huy lợi thế về cơ sở hậu cần nghề cá, thị trường, ngành Thủy sản Đà Nẵng đang có chủ trương phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ hùng hậu, vươn ra biển lớn, không chỉ đưa về nhiều hải sản có giá trị mà quan trọng hơn là góp phần bảo vệ lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm