| Hotline: 0983.970.780

Rau an toàn chưa đáp ứng nhu cầu

Thứ Năm 28/03/2013 , 09:47 (GMT+7)

Sở NN-PTNT Hà Nội vừa tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Đề án SX rau an toàn (RAT) giai đoạn 2009 - 2016.

Sở NN-PTNT Hà Nội vừa tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Đề án SX rau an toàn (RAT) giai đoạn 2009 - 2016. Theo đó, các đơn vị chuyên môn vẫn còn rất nhiều việc phải làm để đạt mục tiêu đề ra.

Theo Chi cục BVTV Hà Nội, sau 3 năm triển khai đề án SX RAT đã có 3.800 ha rau được cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn với sản lượng khoảng 295.000 tấn/năm, tương đương 800 tấn/ngày. Qua đó, mang lại hiệu quả cao cho người SX khi giá RAT cao hơn các vùng rau thông thường từ 10 - 20%. Theo thống kê tại một số vùng SX RAT tập trung, thu nhập trung bình đã đạt 400 - 500 triệu đồng/ha/năm.


Nông dân sơ chế RAT tại HTX Đại Lan, xã Duyên Hà (Thanh Trì, Hà Nội)

Tuy đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, song bà Nguyễn Thị Hoa, Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội chia sẻ, SX RAT vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, diện tích bình quân mỗi hộ chỉ khoảng 2 sào, nên khó khăn cho công tác quản lý, giám sát. Mặt khác, giá bán RAT tại các siêu thị, cửa hàng vẫn còn khá cao do chịu nhiều chi phí trung gian nên chưa thu hút được nhiều sức mua của người tiêu dùng. Ngoài ra, mạng lưới tiêu thụ RAT chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển, DN đầu tư SX RAT cũng hạn chế...

Một vấn đề lớn khác chưa được giải quyết triệt để trong 3 năm quá là chất lượng RAT nhiều lúc, nhiều nơi chưa thật sự đảm bảo. Theo số liệu của Chi cục BVTV Hà Nội, từ năm 2010 - 2012 đã lấy trên 1.600 mẫu rau tại các cơ sở SX, chế biến, kinh doanh RAT để kiểm tra, qua đó vẫn phát hiện 74 mẫu có dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép (chiếm 4,4%).

Đồng tình với quan điểm trên, Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Nguyễn Văn Trọng cho biết, quá trình trực tiếp xuống kiểm tra mô hình SX RAT tại địa phương, ông thấy bà con vẫn sử dụng phân tươi và vứt vỏ chai lọ, bao bì thuốc BVTV trên đồng ruộng, bằng cảm quan thấy chưa yên tâm về chất lượng. Do đó, ông đề nghị cần có biện pháp tuyên truyền, vận động, thậm chí xử phạt nặng nhằm giải quyết dứt điểm vấn đề này.

+ Tính đến tháng 3/2013, Hà Nội đã lập 31 dự án xây dựng vùng RAT tập trung với tổng diện tích trên 2.000 ha. Trong đó, có 9 dự án đã được phê duyệt đầu tư và đang thi công; 18 dự án đã được TP chấp thuận cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư; 4 dự án đang xin chủ trương.

+ Ông Nguyễn Hồng Anh, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội chia sẻ, đang có một đoàn DN của Nhật Bản khảo sát tìm kiếm cơ hội hợp tác SX RAT tại VN. Đây là một cơ hội lớn để các DN, HTX tìm kiếm cơ hội xuất khẩu RAT sang thị trường Nhật.

Còn theo bà Nguyễn Thị Tuyết, Phó trưởng phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ, cần sớm bố trí vốn cho các dự án đầu tư hạ tầng phục vụ SX RAT như đường giao thông, hệ thống điện, thủy lợi, nhà sơ chế… Đồng thời, hỗ trợ nông dân kỹ năng quản lý SX RAT, bao bì, nhãn mác, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.

Liên quan đến việc đầu tư dây chuyền, nhà sơ chế, lãnh đạo một số địa phương còn băn khoăn kiến nghị, đầu ra của RAT vẫn chủ yếu do người dân tự tiêu thụ, nếu đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng nhưng không tiêu thụ được sản phẩm sẽ rất lãng phí. Do đó, cần có cơ chế tạo quỹ đất sạch thu hút DN đầu tư vào SX, chế biến và tiêu thụ RAT. Có như vậy mới đảm bảo được chất lượng đồng bộ và đầu ra cho sản phẩm.

Trước thành quả đã đạt được và những khó khăn thách thức đặt ra trước mắt với đề án phát triển RAT của Thủ đô, ông Trần Xuân Việt, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng định, nông dân hoàn toàn có thể SX được RAT, nhưng phải đảm bảo chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ. Trong thời gian tới, TP sẽ hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu, gắn tem nhãn, bao bì cho sản phẩm; mở rộng mạng lưới tiêu thụ; ứng dụng, chuyển giao TBKT mới và xây dựng hạ tầng SX...

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Xã viên sẽ hưởng lợi lớn khi canh tác lúa giảm phát thải

ĐBSCL Theo dự thảo chi trả kết quả giảm phát thải trong Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, nông dân trong các HTX, tổ hợp tác là đối tượng hưởng lợi cao nhất.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.