| Hotline: 0983.970.780

Ruộng lúa, bờ hoa thân thiện môi trường

Thứ Sáu 28/10/2016 , 13:15 (GMT+7)

Với chủ trương nâng cao thu nhập của người nông dân, quan tâm đến sức khỏe con người và môi trường, mô hình ứng dụng công nghệ sinh thái đã khẳng định hiệu quả, tăng giá trị sản xuất bền vững.

nh-1-cnst085726499
Ông Nguyễn Hữu An, Chi cục trưởng Chi cục BVTV An Giang thăm đồng ruộng CNST của gia đình ông Thiệt ở xã Phú Xuân
 

An Giang là một trong những tỉnh có sản lượng lúa hàng hóa lớn nhất ở ĐBSCL, việc đẩy mạnh triển khai ứng dụng chương trình công nghệ sinh thái (CNST) kết hợp “1 phải 5 giảm” nhằm tạo ra sản phẩm lúa gạo không có tồn dư hóa chất, thuốc BVTV, nâng cao chất lượng và giá trị lúa hàng hóa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu là rất cần thiết.

CNST được Chi cục BVTV An Giang triển khai ứng dụng từ vụ HT 2010, qua 9 vụ phát động thi đua đã có 182 mô hình tập thể, cá nhân đăng ký với 789 nông dân tham gia và ứng dụng trên diện tích 1242,6ha. Riêng năm 2016 có 70 mô hình, 194 nông dân tham gia và diện tích ứng dụng trên 344ha. Tính đến nay toàn tỉnh đã có 234 mô hình (tăng gấp 4,5 lần so với thời điểm trước khi phát động thi đua) và tổng diện tích ứng dụng là 2.712,9ha.

Ông Nguyễn Hữu An, Chi cục trưởng Chi cục BVTV An Giang cho biết, nhưng năm qua, Chi cục đẩy mạnh việc nhân rộng ứng dụng CNST trong canh tác lúa, giúp nông dân giảm thuốc trừ sâu và bảo vệ môi trường. Kết quả đánh giá các mô hình tham gia CNST, trồng hoa trên bờ đê ruộng từ 200 - 1.600m, chủ yếu các loại hoa dẫn dụ thiên địch có lợi như sao nhái, hướng dương, cúc ngũ sắc, cúc tím, móng tay, màu gà, sục sạc, trăm ổi, xuyến chi, dừa cạn, muông tím, vòi voi, mười giờ, vạn thọ...

Hầu hết các mô hình đều chọn phương pháp trồng hạt trực tiếp, thời điểm trồng từ trước và sau khi sạ lúa 15 ngày. Thời điểm hoa trổ của các mô hình biến động từ giai đoạn lúa đẻ nhánh đến trổ và duy trì đến khi thu hoạch lúa.

Điển hình là hộ nông dân Đỗ Văn Thiệt ở ấp Phú Hạ, xã Phú Xuân, huyện Phú Tân đã đạt hiệu quả kép trong sản xuất lúa nếp. Mô hình CNST đã phát huy tối đa khả năng giảm giống, sâu bệnh, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

Thử nghiệm với diện tích 1ha, ông Thiệt chọn giống lúa nếp xác nhận với đặc tính là giống chất lượng cao, có độ dẻo và mùi thơm đặc trưng, độ thuần đạt từ khoảng 98 - 99%, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, đặc biệt cho năng suất rất cao từ 7 - 8 tấn/ha.

Ông Thiệt cho biết, diện tích canh tác 1ha nếp CK92 từ khi áp dụng mô hình CNST kết hợp với “1 phải, 5 giảm” tiến hành trồng hoa dọc theo bờ ruộng mang lại hiệu quả rất cao, ruộng lúa thu hút nhiều loại thiên địch có lợi tấn công thiên địch có hại, vì vậy giảm chi phí đầu tư và công chăm sóc cũng như sử dụng lao động để phun xịt nhiều lần.

“Mô hình giúp cho tôi tiết kiệm chi phí từ 1 - 1,5 triệu đồng/ha/vụ, an toàn cho sức khỏe, bảo vệ môi trường và tăng mức lợi nhuận. Từ hiệu quả trên mà năng suất lúa dao động từ 1 - 1,3 tấn/công vụ ĐX, 1 - 1,1 tấn/công vụ HT và 800 - 900kg/công vụ TĐ. Riêng đối với vụ ĐX năng suất 1,3 tấn/công và bán với giá 6.750 đồng/kg, sau khi trừ chi phí lãi hơn 30 triệu đồng/ha”, ông Thiệt bộc bạch.

Hướng tới nền sản xuất lúa sạch, chất lượng hạt gạo tốt và bền vững với môi trường, ông Thiệt sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình CNST kết hợp “1 phải, 5 giảm” trên diện tích 10ha còn lại của gia đình ông. Bằng những nỗ lực và niềm đam mê đồng ruộng, ông Thiệt đã xuất sắc giành về cho giải Nhì nông dân tham gia ứng dụng CNST năm 2015 và giải Nhất trong năm 2016.

 

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm