| Hotline: 0983.970.780

San đồi hoang trồng dứa, nuôi lợn

Thứ Ba 24/12/2013 , 10:17 (GMT+7)

Dưới bàn tay của anh Giáp Văn Lợi, quả đồi hoang đã hóa thành trang trại trồng dứa, nuôi lợn rộng bạt ngàn, mỗi năm thu về trên dưới 1 tỷ đồng.

Dưới bàn tay của anh Giáp Văn Lợi (SN 1967) ở xã Tân Thanh, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) quả đồi hoang đã hóa thành trang trại trồng dứa, nuôi lợn rộng bạt ngàn, mỗi năm thu về trên dưới 1 tỷ đồng.

Căn nhà nhỏ của vợ chồng anh Lợi nằm nép mình dưới chân quả đồi bạt ngàn dứa. Thời trai trẻ, anh Lợi xung phong lên đường nhập ngũ. Hết thời hạn, anh giải ngũ trở về địa phương xây dựng gia đình, phát triển kinh tế. “Thời đi lính, tôi hay bị sốt rét, sức khỏe yếu nên cũng không làm được những công việc nặng”, anh Lợi tâm sự.


Anh Lợi bên vườn dứa của gia đình

Khi đó, cả vùng đất Lạng Giang rộ lên phong trào trồng vải thiều. Dễ trồng, được mùa lại được cả giá, nhiều nhà đổ xô đi tìm đất trồng vải. Và anh Lợi cũng không ngoại lệ trong số đó. Năm 1996, anh xây dựng gia đình. Gom góp được ít tiền bạn bè, họ hàng mừng cưới, vợ chồng anh quyết định đi mua đất đồi trồng cây vải. Trên diện tích đồi có sẵn của bố mẹ để cho khoảng 1 ha, anh mua thêm 3 ha đồi. Đất thời đó chưa có giá, vợ chồng anh mua 3 ha đất đồi với số tiền khoảng 5 cây vàng.

Quả đồi mà anh Lợi mua được thuộc diện “chó ăn đá, gà ăn sỏi”. “Chỗ này trước trồng toàn bộ bạch đàn chú ạ. Khi tôi mua người ta chặt hết cây rồi chỉ còn lại gốc. Vợ chồng tôi thuê thêm người đánh gốc về làm củi”, anh Lợi nhớ lại.

Vì là đất trồng bạch đàn nên chất đất vô cùng xấu. Sau khi đánh hết số gốc, anh bắt tay vào cải tạo đất. Chưa có máy móc, việc cải tạo đất hoàn toàn được làm bằng tay. Từng nhát cuốc bổ xuống tới đâu nảy ngược lên tới đó, đôi bàn tay vợ chồng anh phồng rộp, rớm máu.

Vụ đầu tiên, anh ươm cả nghìn gốc vải. Khi quả vải còn được giá, mỗi vụ anh Lợi thu về khoảng 14 - 15 triệu. Năm nào chăm sóc tốt, vườn vải nhà anh có thế cho thu hoạch trên dưới 60 tấn. Không có tiền mua phân, vợ chồng anh nảy ra ý định nuôi lợn lấy phân bón cho vải.

“Lứa đầu, tôi vào khoảng dăm chục con lợn thịt. Ban đầu chỉ nghĩ là nuôi lấy phân bón cho cây vải chứ chưa nghĩ tới chuyện phát triển chăn nuôi”, anh Lợi cho biết. Nhưng rồi, vải rớt giá xuống 3.000 - 4.000 đ/kg. Nhiều đêm trằn trọc, vắt tay lên trán, anh Lợi mất ngủ phân vân không biết có nên tiếp tục theo đuổi cây vải. Cuối cùng anh quyết định chặt bỏ số vải trên, chỉ giữ lại 100 gốc. Mỗi gốc anh bán giá 30.000 đồng cho người mua về làm củi.

Năm 2009, anh Lợi bắt đầu chuyển sang trồng dứa, đẩy mạnh nuôi lợn cả thịt, cả nái. Về thăm trang trại, chúng tôi như đi lạc vào một rừng dứa. 3 ha dứa đang chuẩn bị cho thu hoạch trải dài tít tắp. “Trồng dứa cũng đơn giản thôi chú ạ. Cái hay của nó là chịu "ăn" phân bón thải ra từ hầm biogas. Vừa đỡ tốn tiền mua phân, vừa giải quyết được khâu vệ sinh môi trường”, anh Lợi hồ hởi.

Vụ dứa đầu tiền, thu hoạch được 40 tấn quả, vợ chồng anh lãi được 20 triệu đồng. Số tiền đó, anh Lợi mua một chiếc xe máy Honda DD màu đỏ giá 13 triệu, 7 triệu còn lại đầu tư cho trại lợn. Hiện tại, với giá 6.000 - 6.5000 đ/kg dứa, mỗi vụ vợ chồng anh bỏ túi khoảng 300 triệu đồng.

Về đàn lợn, từ vài chục con, nay anh Lợi đã phát triển thành 700 con, cả lợn thịt, lợn nái. Hai tháng cuối năm, lợn tăng giá, vợ chồng anh Lợi phấn khởi ra mặt. Mỗi năm, tiền bán lợn thu lãi khoảng 200 triệu. Tổng thu nhập một năm của gia đình khoảng 1 tỷ đồng.

Biết được mô hình hay nhà anh Lợi, nhiều người từ khắp các huyện, thậm chí tỉnh khác tìm đến học hỏi kinh nghiệm. Khách tham quan được anh Lợi tận tình hướng dẫn kỹ thuật trồng dứa, phòng chữa bệnh cho lợn… Đến nay đã có nhiều hộ xây dựng trang trại thành công, vươn lên làm giàu.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm