| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất ngô tại miền Trung - Tây nguyên: Thiếu bền vững!

Thứ Ba 07/09/2010 , 10:02 (GMT+7)

Tại các tỉnh miền Trung, cây ngô đã phát triển mạnh mẽ, vươn lên là vùng sản xuất ngô lớn thứ hai cả nước. Tuy nhiên, để cây ngô phát triển bền vững tại vùng này thì còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết.

Trong những năm qua, các tỉnh miền Trung đặc biệt là Tây Nguyên, cây ngô đã phát triển mạnh mẽ vươn lên là vùng sản xuất ngô lớn thứ hai cả nước. Tuy nhiên, để cây ngô phát triển bền vững tại vùng này thì còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết.

Mới đây Cục Trồng trọt đã tổ chức Hội nghị phát triển sản xuất ngô bền vững cho các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên tại TP Buôn Ma Thuột. Báo cáo của Cục Trồng trọt cho thấy, trong những năm qua diện tích ngô của các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung không ngừng được mở rộng, nếu như năm 2001 diện tích toàn vùng là 135.400ha thì đến năm 2009 diện tích đã tăng lên 287.890ha, trong đó diện tích ngô của Tây Nguyên đạt trên 244.000ha, diện tích ngô hàng năm của vùng chiếm 25% diện tích ngô của cả nước, năng suất bình quân toàn vùng đạt 4,7 tấn/ha, cao hơn năng suất trung bình của cả nước khoảng 0,1 – 0,7 tấn/ha, sản lượng ngô năm 2009 đạt 1,33 triệu tấn, dự kiến trong năm 2010 đạt 1,4 triệu tấn.

 Có được kết quả này theo đánh giá của Cục Trồng trọt là nhờ trong những năm qua đã có nhiều giống ngô lai mới, năng suất cao được đưa vào sản xuất (hiện nay đã có trên 90% diện tích trồng ngô là các giống ngô lai), đi đôi với giống mới là việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật được các ngành và công ty giống đẩy mạnh, thường xuyên đã góp phần làm tăng nhanh diện tích, năng suất, sản lượng ngô của các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung. Cây ngô đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu cây trồng, góp phần nâng cao kinh tế cho rất nhiều địa phương đặc biệt là đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa…

Tuy nhiên sản xuất ngô của vùng Tây Nguyên và các tỉnh miền Trung còn quá nhiều bất cập, chưa mang tính bền vững đó là nhận định của các đại biểu tham gia hội nghị. Ông Nguyễn Văn Sinh, Phó Giám đốc Sở NN- PTNT Đăk Lăk cho biết: Đăk Lăk là địa phương có diện tích ngô lớn nhất vùng, với diện tích gieo trồng hàng năm khoảng 120.000ha. Tuy nhiên theo ông Sinh phần lớn diện tích trồng ngô của Đăk Lăk nói riêng và Tây Nguyên nói chung chủ yếu gieo trồng tại các vùng miền núi có độ dốc cao, không chủ động được nước tưới, ít thâm canh. Do vậy, năng suất cây ngô đạt thấp so với tiềm năng năng suất của giống và không ổn định.

Mặc dù hiện nay có nhiều giống ngô của các đơn vị giống nước ngoài có mặt ở Tây Nguyên, tuy nhiên bộ giống ngô nội còn quá ít, mới chỉ có vài giống ngô của Viện NC Ngô, vì vậy giá giống bị các hãng nước ngoài đẩy lên quá cao trong khi đầu ra lại không tăng khiến cho người dân cũng nản. Bên cạnh đó mỗi năm chỉ tính riêng Đăk Lăk đã tiêu thụ một lượng hạt giống rất lớn lên tới vài ngàn tấn, thế nhưng hiện nay mới duy nhất chỉ có Cty CP chăn nuôi CP Việt Nam sản xuất hạt giống ngô lai F1 tại Đăk Lăk, còn lại hầu hết lượng giống bán tại đây đều nhập từ nước ngoài về, do vậy để chủ động nguồn giống và giảm giá bán cho nông dân ông Sinh đề nghị các Viện, đơn vị kinh doanh giống tiến hành sản xuất hạt lai F1 tại địa phương và tỉnh Đăk Lăk sẽ tạo mọi điều kiện để các đơn vị sản xuất giống ngô lai F1. Nếu làm được thì diện tích ngô của Đăk Lăk sẽ còn tăng nhiều hơn nữa.

Trong khi đó, ông Đào Minh Hường, Phó Giám đốc Sở NN- PTNT Quảng Ngãi, đánh giá hiện nay các giống ngô lai rất phong phú, đa dạng, có năng suất cao đưa vào sản xuất, nhờ vậy diện tích ngô của Quảng Ngãi được mở rộng nhanh chóng từ 4.000ha lên trên 11.000ha, năng suất đạt 7 – 8 tấn/ha. Tuy nhiên các giống ngô chịu hạn gieo trồng tại các huyện miền núi với độ dốc cao, không có thuỷ lợi lại thiếu trầm trọng, tại Quảng Ngãi mới duy nhất có giống ngô lai T7 là trồng được ở miền núi, bên cạnh đó chúng ta vẫn chưa có công thức canh tác ngô trên từng loại đất như mật độ, phân bón, lượng giống…sao cho hiệu quả.

Cùng chung quan điểm, ông Hồ Ngọc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN- PTNT Bình Định cho hay: Tại các tỉnh miền Trung với đặc thù là lũ bão nhiều nhưng hiện nay quá thiếu các giống ngô ngắn ngày và chống đổ ngã thích nghi với thời tiết nơi đây. Năng suất thấp cũng khiến cho cây ngô khó cạnh tranh được với cây trồng khác. Đặc biệt theo ông Hùng, hàng năm các tỉnh miền Trung bị lũ tàn phá, lượng lúa giống bị hư hỏng rất lớn. Khi lúa giống khan hiếm chính quyền và người nông dân muốn thay thế bằng cây ngô, nhưng giá giống lại quá đắt khiến cho người nông dân quay lưng lại, ông Hùng lấy ví dụ có năm tại Bình Định giá giống ngô LVN10 lên tới 60.000 đồng/kg là điều khó chấp nhận được.

Với sản lượng ngô của Tây Nguyên trên 1 triệu tấn, nếu tỷ lệ thất thoát khoảng 15% (số lượng này bị nấm mốc, mối mọt) như vậy mỗi năm có khoảng 200.000 tấn ngô kém chất lượng mà các công ty chế biến thức ăn không thể thu mua. Mặc dù số ngô này được người dân vẫn dùng cho chăn nuôi, tuy nhiên làm phép tính đơn giản, mỗi kg ngô này nếu bán ngoài thị trường bị giảm ít nhất 1.000 đồng/kg, như vậy người nông dân trồng ngô mất đứt mỗi năm lên tới vài trăm tỷ đồng.
Tuy nhiên, tồn tại lớn nhất để cây ngô phát triển bền vững tại Tây Nguyên và DHNTB hiện nay đó là tình trạng thất thoát sau thu hoạch quá lớn. Nếu như bình quân cả nước tỷ lệ thất thoát khoảng 13 – 15% thì tại Tây Nguyên tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch còn lớn hơn nhiều. TS Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết: Diện tích ngô của các tỉnh Tây Nguyên chủ yếu được trồng trong vụ hè thu, do vậy thời điểm thu hoạch ngô cũng đang là cao điểm mùa mưa, do vậy công tác bảo quản ngô của người nông dân gặp rất nhiều khó khăn, trong khi lò sấy còn quá ít chưa đáp ứng được nhu cầu, các doanh nghiệp thu mua chưa nhiều.

Bà Lê Nhật Thuỳ, Phó TGĐ Cty CP Chăn nuôi CP Việt Nam cho biết: Chúng tôi xây dựng nhà máy chế biến ngô tại huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk có công suất khoảng 100.000 tấn/năm. Tuy nhiên, hàng năm chúng tôi chỉ thu mua được khoảng 50.000 tấn ngô đạt tiêu chuẩn. Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy có khoảng 50% lượng ngô chở đến nhà máy bán cho chúng tôi nhưng không đạt tiêu chuẩn bị trả về. Nguyên nhân là công nghệ sau thu hoạch còn quá kém, máy tách hạt chưa đảm bảo kỹ thuật nên hạt ngô bị vỡ rất nhiều, do gặp thời tiết mưa ẩm kéo dài lại không có máy sấy nên bị nấm mốc Aspergillus sp tấn công, loại nấm này sản sinh Aflatoxin đây là loại độc tố gây hại cho heo và cho người nên chúng tôi không thể thu mua được.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm