| Hotline: 0983.970.780

Công ty CP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh và Công ty CP Đường Biên Hòa:

Sáp nhập để 'so găng' với ngành đường thế giới

Thứ Năm 25/05/2017 , 19:48 (GMT+7)

Kết quả của việc sáp nhập là các cổ đông của cả hai công ty sẽ nhận được lợi ích trực tiếp khi hiệu quả hoạt động được gia tăng sau sáp nhập nhờ cộng lực các yếu tố...

Vào hai ngày 25 và 26/5/2017, lần lượt Công ty CP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (TTCS - Mã CK: SBT) và Công ty CP Đường Biên Hòa (BHS - Mã CK: BHS) - 2 đơn vị trực thuộc Tập đoàn TTC, tổ chức Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường niên độ 2016 - 2017 nhằm thông qua chủ trương sáp nhập và phương án hoán đổi toàn bộ cổ phiếu BHS đang lưu hành với cổ phiếu phát hành thêm của TTCS.

17-56-19_hinh-2
Quang cảnh ĐHĐCĐ bất thường ngày 25/5 tại Công ty CP mía đường Thành Thành Công Tây Ninh.

Theo đó, cổ đông của BHS sẽ nhận được một lượng cổ phiếu tương ứng của SBT trên cơ sở tỷ lệ hoán đổi là 1 : 1.02 (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu BHS vào ngày chốt quyền sẽ hoán đổi lấy 1.02 cổ phiếu SBT). Như vậy, SBT dự kiến phát hành 303.83 triệu cổ phần để thực hiện hoán đổi 297.87 triệu cổ phần BHS. Sau khi hoán đổi, SBT trở thành chủ sở hữu duy nhất sở hữu 100% vốn điều lệ của Công ty CP Đường Biên Hòa. Với việc phát hành thêm cổ phần này, Đại hội cũng thông qua việc tăng vốn điều lệ TTCS thêm tối đa là 3.038 tỷ đồng, tương ứng với giá trị của số lượng cổ phần phát hành thêm.

Kết quả của việc sáp nhập là các cổ đông của cả hai công ty sẽ nhận được lợi ích trực tiếp khi hiệu quả hoạt động được gia tăng sau sáp nhập nhờ cộng lực các yếu tố như cắt giảm chi phí ở những bộ phận có cùng chức năng, tăng doanh thu, nâng cao tiềm lực tài chính làm gia tăng giá trị doanh nghiệp, đặc biệt là tăng giá trị vốn chủ sở hữu và thanh khoản cổ phiếu được tốt hơn.

Bên cạnh đó, ĐHĐCĐ cũng thông qua nhiều nội dung quan trọng như dự thảo hợp đồng về việc sáp nhập và phương án kinh doanh sau sáp nhập; kế hoạch niêm yết bổ sung cổ phiếu phát hành; bổ sung ngành nghề kinh doanh và dự thảo Điều lệ sau sáp nhập…

Sau khi hoán đổi cổ phiếu, BHS được đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành Công ty TNHH MTV với tên gọi là Công ty TNHH MTV Đường TTC Biên Hòa - Đồng Nai. Đồng thời, TTCS và BHS tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh bình thường như trước khi sáp nhập, việc thực hiện tổ chức lại và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của BHS được ủy quyền cho Hội đồng Quản trị của TTCS thực hiện.


Quang cảnh ĐHCĐ tại Công ty CP Đường Biên Hòa ngày 26/5/2017

Sau sáp nhập, SBT đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 8.353 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất hơn 674 tỷ đồng niên độ 2017 - 2018 và dự kiến Công ty TNHH MTV Đường TTC Biên Hòa - Đồng Nai đạt kế hoạch niên độ 2017 - 2018 với doanh thu mang về hơn 4.688 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 323,2 tỷ đồng. Bước đi chiến lược này cũng góp phần mang tới sự chủ động hơn về việc phát triển bền vững vùng nguyên liệu khi TTCS sở hữu tổng cộng 49.000 ha, chưa kể đến vùng nguyên liệu rộng lớn được TTCS và BHS mua lại từ Công ty TNHH Mía đường Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Sugar).

Với đặc thù yếu tố nguyên liệu chiếm đến trên 80% giá thành sản xuất, đây được xem là động thái tích cực của ngành đường TTC, nhằm nhanh chóng rút ngắn khoảng cách giữa ngành đường Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực, đồng thời tiếp tục đảm bảo năng lực cung ứng các sản phẩm đường sạch, vì sức khỏe cộng đồng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường thực phẩm xanh, sạch trên cả nước và khẳng định tính bền vững của một trong Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam.

Trụ sở Công ty CP Đường Biên Hòa
Có thể nói, trong suốt 38 năm hình thành và phát triển, TTC luôn tiên phong trong các lĩnh vực bất động sản, năng lượng, mía đường, nông sản… để nâng cao chuỗi giá trị, tác động tích cực vào thị trường mở như hiện nay. Với quy mô tương đối phù hợp để cạnh tranh cùng các doanh nghiệp ở tầm khu vực và những dự báo về hiệu quả sau sáp nhập, chắc chắn TTC sẽ góp phần mang lại diện mạo mới cho ngành mía đường Việt Nam.

 

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm