| Hotline: 0983.970.780

Sôi động chèo Hà Nội

Thứ Hai 24/09/2012 , 10:06 (GMT+7)

Nhà hát Chèo Hà Nội đã được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân kỉ niệm 60 năm thành lập.

Cùng với một loạt vở diễn kinh điển như: “Nàng Sita", "Oan khuất một thời", "Cô Son", "Quan lớn về làng"..., Nhà hát Chèo Hà Nội đã được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân kỉ niệm 60 năm thành lập. 

QUỐC CHIÊM LẠI LÀM HOÀNG TỬ

NSƯT Quốc Chiêm vốn là một nghệ sĩ chèo nổi tiếng ở thập niên 80 (TK XX).  Ông cũng từng là Giám đốc Nhà hát Chèo Hà Nội. Trong kí ức nhiều người, Quốc Chiêm gây ấn tượng mạnh với người xem bởi lối diễn xuất có chiều sâu, lối thoại hào sảng và rất có ma lực. Bên cạnh đó, Quốc Chiêm còn sở hữu ngoại hình lãng tử; đặc biệt trong vai Hoàng tử Pơ Liêm, ông đã khiến nhiều khán giả mê mẩn vào thập niên 80.

Nay, nghệ sĩ Quốc Chiêm là Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL Hà Nội. Trong dòng hồi tưởng của Quốc Chiêm thì "Hoàng tử Pơ Liêm là một ký ức đẹp khi hồi đó, vé đến xem vở diễn này luôn trong tình trạng cháy vé".


NSƯT Quốc Chiêm tái xuất trong vở "Nàng Sita"

Cùng với Quốc Chiêm, là Lâm Bằng - đôi “tiên đồng ngọc nữ” của sân khấu chèo Hà Nội hơn ba mươi năm trước đã quyết định tái xuất trên sân khấu rạp Đại Nam trong vở “Nàng Sita” nổi tiếng. Giống như Quốc Chiêm, nghệ sĩ Lâm Bằng đã giã từ sân khấu hơn chục năm; Lâm Bằng cũng nhiều khi nhớ ánh đèn màu và những thân phận các vai diễn. Nay, Lâm Bằng đã trở thành một doanh nhân nhưng chưa khi nào thôi nhớ về chèo.

Theo NSƯT Thúy Mùi, Giám đốc Nhà hát Chèo Hà Nội, thì: "Thời ấy, "Nàng Sita" là vở diễn vượt ra khỏi khuôn khổ của một vở chèo đơn thuần để trở thành một tác phẩm nghệ thuật có sức sống mãnh liệt trong công chúng. Đến nỗi ngày ấy có câu: Nếu chưa đi xem "Nàng Sita" thì chưa phải là người Hà Nội”.

Bộ 4 nghệ sĩ góp phần lớn làm nên thương hiệu "Nàng Sita" là: Quốc Chiêm - Lâm Bằng (2 nhân vật chính Pơ Liêm và Sita), Minh Huệ trong vai Xu Ba Kha và Thúy Mùi là người hát lồng nhân vật Sita. Chính giọng chèo ngọt lịm của Thúy Mùi và vẻ đẹp lộng lẫy của Lâm Bằng đã làm nên nhân vật Sita đầy mê hoặc của chèo Hà Nội.

Trong ngày hội ngộ nhân dịp Nhà hát Chèo Hà Nội tổ chức kỉ niệm 60 năm thành lập và biết tin Nhà hát đang thực hiện tuần biểu diễn chào mừng, NSƯT Quốc Chiêm đã “xung phong” nhận một số vai diễn trong các vở như: “Ngọc Hân công chúa", "Quan Âm Thị Kính"... và đặc biệt, tham gia trình diễn phần 2 vở “Nàng Sita” với vai Pơ Liêm.

Lượng vé cho vở diễn “Nàng Sita” trong tối qua (23/9) đã được bán hết, trong khi đó, lượng người muốn xem lại vở chèo này là rất lớn.

Tối qua (23/9), vở diễn "Nàng Sita" đã được khán giả chào đón nồng nhiệt. Để đáp lại sự yêu mến của khán giả, lãnh đạo Nhà hát Chèo Hà Nội đã quyết định diễn thêm một suất “Nàng Sita” nữa vào tối 26/9.

NHỮNG TRĂN TRỞ

NSƯT Thúy Mùi luôn đau đáu nhiều dự án, kế hoạch để chèo tiếp cận với thế hệ trẻ. Chị tâm niệm: “Trong thời gian tới, chèo Hà Nội sẽ có những kế hoạch cụ thể hơn nữa để người trẻ biết đến chèo, chúng tôi có cách tiếp cận riêng và mọi người sẽ bất ngờ. Tất nhiên, nòng cốt diễn viên vẫn là sự kết hợp giữa các thế hệ nghệ sĩ như: Thu Huyền, Quốc Anh… và các nghệ sĩ trẻ”.

Với những thành công mà Nhà hát Chèo Hà Nội có được, NSƯT Quốc Chiêm cũng gửi gắm nhiều lời trăn trở tới lớp diễn viên trẻ: “Một số các em diễn viên trẻ bây giờ diễn xuất khá hời hợt, nghệ thuật cũng như một cái râu tôm, chằng chịt nhiều chi tiết nhưng là điều không thể thiếu.

Đằng này, các em cứ lấy kéo cắt hết các cái râu be bé đi, các tình tiết mất hết thì làm sao hay được nữa? Tôi chỉ khuyên các em, làm nghệ thuật phải tận tụy, yêu nghề và chịu khó. Cái gì cũng muốn cho nhanh, đốt cháy giai đoạn thì tất cả sẽ trơ cảm xúc. Chèo lại càng tối kị những điểm đó, hãy cùng làm cho chèo hấp dẫn và nghệ thuật hơn, đó là điều tôi trăn trở nhất”.

NSƯT Thu Huyền, diễn viên đại diện cho thế hệ trẻ, cũng nhận định: “Thực ra, các em trẻ bây giờ cũng đã cố gắng rất nhiều, chỉ có điều, các em chưa tạo được cá tính riêng biệt hoặc chưa biết cách tạo đất diễn cho riêng mình. Mỗi một thời đại có cách cảm thụ chèo khác nhau, nên khó có thể đóng khung từng chuẩn mực diễn xuất cho các em, chỉ có điều, nghệ thuật bền vững là phải được công chúng đón nhận và có phản hồi tích cực. Bản thân, tôi cũng như các diễn viên Nhà hát Chèo Hà Nội luôn tâm niệm điều đó, vì một tương lai chèo Việt Nam giàu bản sắc và được công chúng đón nhận”. 

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm