| Hotline: 0983.970.780

Tăng thu nhập từ nguồn lợi rắn mối

Thứ Sáu 18/01/2013 , 10:21 (GMT+7)

Để rắn mau lớn cần sổ lãi định kì cho chúng thông qua nguồn nước uống có pha thuốc. Công tác vệ sinh chuồng trại cũng rất cần thiết.

Người xưa nói "rắn mối (thằn lằn) mà cắn người thì phải đi uống nước trước rắn để khỏi chết" khiến nhiều người cũng tin. Do vậy, không ít người còn sợ rắn mối. Nhưng nay thì con vật này cũng thân thiện, khiến nhiều người đã nghĩ tới việc nuôi chúng làm tăng thu nhập.

Chị Phạm Thị Lệ, khu vực Thới Bình, phường Phước Thới, quận Ô Môn (TP. Cần Thơ) cho biết: “Ban đầu từ tình cờ, tôi bắt rắn mối trong vườn nuôi chơi; thấy chúng đẻ con, tôi rất thích. Sau đó biết nó cũng là món ăn đặc sản hiện nay ở các nhà hàng, quán nhậu mà thị trường đang dần chấp nhận nên tôi nghĩ tới việc nuôi chúng”.


Chị Phạm Thị Lệ đang chăm sóc rắn mối

Trại nuôi rắn mối Phước Thới của chị Lệ được gầy dựng hơn một năm nay. Trại có 6 chuồng lớn, 3 chuồng nhỏ; những chuồng lớn cũng có diện tích ngang 4 m, dài 7 m. Xung quanh chuồng được xây tường cao cả thước. Trên cùng các bức tường và lưng chừng các cây cột được ốp gạch tráng men tấm lớn, với chiều cao khoảng 4 tấc (40 cm) để chống việc rắn mối trốn đi khỏi chuồng, trại.

Thức ăn thì cứ bỏ đại trên nền chuồng cho chúng. Có thể là cá cơm hoặc tép; nhưng khoái khẩu nhất với rắn mối là sâu superworm (sâu gạo, con bằng thân chiếc đũa, dài khoảng 4-5 phân, có màu vàng nhạt), hoặc dế. Hai loại thức ăn sống này, chị Lệ cũng tự nuôi để cung cấp cho rắn mối. Thức ăn cung cấp cho rắn mối bình quân 1 kg thức ăn/1.000 con/ngày. Như vậy, nuôi chúng cũng không tốn tiền gì lắm.

Rắn mối giống của chị được bắt từ trong hoang dã. Nếu nuôi từ con con tới 6 - 8 tháng thì có thể xuất bán. Lúc này rắn đạt trọng lượng trung bình 35 con/kg. Nếu nuôi khéo, con bự thì có thể 29 -30 con/kg. Rắn mối có màu vàng cát hoặc đất xám; con đực hai bên hông thường có vạch đỏ chạy dài theo thân.

Chúng tự giao phối nhau; khi con cái có bụng bự gần đẻ thì bắt ra riêng để chăm sóc. Rắn con sau đẻ được để trong thau chăm sóc đặc biệt bằng mồi dế con hoặc tép quết nhuyễn và cho một ít nước để uống. Khoảng 3 tuần sau thì có thể cho chúng hội nhập với bầy đàn bình thường. Riêng rắn mẹ có thể thả lại chuồng ngay sau khi đẻ xong, chị Lệ cho biết về kĩ thuật nuôi chúng như vậy.

Mỗi con đẻ trung bình khoảng 7 - 9 con, con có kích cỡ tựa những con thằn lằn (thạch sùng) nhỏ. Lúc cao điểm, trại của chị có khoảng 22.000 con. Trung bình mỗi ngày chị thu được từ 70 - 80 rắn con. Giá bán có lúc lên đến trên 400.000 đồng/kg. Bây giờ giá có hạ hơn nhưng cũng khoảng 300.000 đồng/kg; có điều không có đủ để bán. Bình quân những tháng nuôi nhiều vài chục ngàn con, chị xuất bán rắn lớn cũng có được thu hoạch trên 12 triệu đồng/tháng”.

Đặc biệt để rắn mau lớn cần sổ lãi định kì cho chúng thông qua nguồn nước uống có pha thuốc. Công tác vệ sinh chuồng trại cũng rất cần thiết. Tháng nắng thì 3 - 4 tháng vệ sinh 1 lần. Tháng mưa thì nên làm thường xuyên hơn, khoảng 1,5 tháng/lần. Sở dĩ chúng có thể lây bệnh là khi chúng lột, thân mềm, di chuyển có thể gây lở truyền nhiễm cho nhau.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

1/3 huyện tại Quảng Nam bùng phát dịch tả lợn Châu Phi

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Nam có 6 huyện xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, gồm Hiệp Đức, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước, Đông Giang.

Mỗi năm Bắc Giang có 1.400 - 1.700ha cây trồng bị chuột hại

Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Bắc Giang, gần đây nạn chuột gây hại lúa và rau màu có xu hướng tăng trên địa bàn, năm 2022 nhiễm 1.446ha, năm 2023 nhiễm 1.700ha.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất