| Hotline: 0983.970.780

Thăm nhà máy sản xuất K2SO4 đầu tiên tại Việt Nam

Thứ Tư 06/12/2017 , 08:16 (GMT+7)

Ông Nguyễn Tấn Đạt, Giám đốc Nhà máy SOP Phú Mỹ hướng dẫn chúng tôi vào thăm nhà máy thật đơn giản - Vào KCN Mỹ Xuân thấy chỗ nào có 2 cái bồn “khủng” thì đấy là nhà máy SOP (Sulfate of Potash).

Nhà máy tự động hóa

Câu hướng dẫn có vẻ không chuyên nghiệp nhưng lại hoàn toàn đúng với bản chất bởi sản xuất K2SO4 khi không có mỏ thì buộc phải đi từ 2 nguyên liệu chính là phân Kali muối ớt (KCl) và axit Sulfuric (H2SO4). Phương trình phản ứng này rất đơn giản: 2KCl + H2SO4 = K2SO4 + 2HCl, bởi vậy điều không thể khác được là bất cứ nhà máy nào dùng KCl làm nguyên liệu để sản xuất K2SO4 cũng cần 2 bồn compozit cực lớn để chứa 2 loại axit trên.

16-36-39_img_8772
Đóng gói SOP xuất khẩu

Phương trình phản ứng hóa học rất đơn giản nhưng việc áp dụng vào kỹ thuật, công nghệ sản xuất lại không đơn giản chút nào, mà minh chứng là công nghệ sản xuất K2SO4 Mannheim của Đức vẫn sừng sững ở vị trí số 1 suốt cả trăm năm qua. Mannheim là tên một thành phố phía tây nước Đức nơi xuất phát của công nghệ này tạo nên kỷ lục trên nhờ vào ưu điểm vượt trội so với các công nghệ khác là độ tinh khiết cao, độ tan tốt, hàm lượng Clo thấp.

Theo ông Đạt leo dần lên tầng 5 của nhà máy có cảm giác như đang tham quan lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Lò phản ứng KCl và axit có dạng hình trụ, đường kính khoảng 10m, cao 12m bằng gốm siêu bền được đặt ngay trung tâm, ở đấy KCl và H2SO4 được tự động định lượng, tự động nạp vào đỉnh lò theo kiểu vào ra liên tục (không theo từng mẻ).

Trong khoảng thời gian 50 giờ với nhiệt độ 500oC, từng phân tử KCl màu muối ớt sẽ được chuyển hóa thành K2SO4 màu trắng ngà theo băng tải kín đến tháp đóng gói. Cả dây chuyền hoạt động lọt thỏm trong hàng nghìn m2 nhà máy là 6 người cho một ca lao động, bao gồm 2 kỹ sư bám màn hình ở phòng tình huống, 1 kỹ sư trực ở phòng điện cơ, 2 công nhân đóng gói và 1 tài xế xe nâng, tất tần tật những công đoạn khác đã được tự động hóa.
 

Thời của Kali trắng

Để phân biệt với KCl có màu muối ớt, nông dân gọi K2SO4 là Kali trắng. Hiện nay hầu hết nông dân đã hiểu vai trò quan trọng của Kali đối với sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Tuy nhiên việc chỉ sử dụng KCl liên tục trong nhiều năm cũng đã gây nên một số hạn chế, nhất là với chất lượng nông sản. Rất nhiều người tiêu dùng phát hiện ra rằng hồ tiêu ngày nay không thơm nồng như trước, sầu riêng, măng cụt hay bị sượng, chôm chôm, nhãn, vải cũng nhạt dần hương vị, rau ăn lá thường ít mềm mại… những nhược điểm trên sẽ được khắc phục nếu sử dụng Kali trắng thay cho Kali muối ớt.

16-36-39_img_8769
Phía trên lò phản ứng

Clo trong KCl là nguyên nhân chính gây nên các tiêu cực trên, nếu hàm lượng Clo trong đất quá cao thì lá cây sẽ bị cháy từ bìa lá vào trong, nếu dư lượng Clo trong nông sản cao quá 5 mg/kg thì sẽ gây ngộ độc cho người. Bởi vậy việc sử dụng Kali trắng không những chỉ là nâng cao chất lượng nông sản mà còn là vệ sinh an toàn thực phẩm. Các công ty Nhật Bản, Hàn Quốc mua rau của Việt Nam đều có điều khoản ràng buộc dư lượng Clo không vượt quá 5 mg/kg nông sản. Các vườn cây ăn trái nhất là cây có múi, bơ đang chuyển dần sang sử dụng Kali trắng, nhất là 2 đợt bón thúc cuối sau khi đã đậu quả.

Nhà máy của Cty CP SOP Phú Mỹ là nhà máy đầu tiên ở Việt Nam SX K2SO4 và là nhà máy thứ 2 trong ASEAN (sau Philippines). Theo thiết kế, SOP Phú Mỹ có 2 lò, công suất 10.000 tấn/lò/năm, sản phẩm hiện đang chủ yếu bán buôn cho các nhà máy sản xuất NPK và một số nước như Thái Lan, Singapore. Phân tích của nhiều phòng thí nghiệm của Việt Nam và cả nước ngoài, SOP Phú Mỹ đều đạt chất lượng tiêu chuẩn châu Âu: K2O - 51,3%; Clo - 0,83%; độ ẩm - 0,03%.

 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm