| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa dốc sức chuyển đổi

Thứ Ba 22/07/2014 , 10:20 (GMT+7)

Thanh Hóa - địa phương có đến trên 80% dân số SXNN đang tập trung toàn lực hoàn thiện đề án tái cơ cấu ngành NN-PTNT theo định hướng của Bộ NN-PTNT.

Trong đó, lĩnh vực trồng trọt được quan tâm hàng đầu, tuy nhiên với diện tích đất gieo trồng rất lớn (450.000 - 480.000 ha/năm), việc trồng cây gì mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất đang là bài toán làm đau đầu các nhà quản lý tỉnh này.

Lúa vẫn là cây chủ lực

Mặc dù đề án đặt mục tiêu đến năm 2025 chuyển 20.720 ha đất lúa có điều kiện canh tác khó khăn, năng suất thấp sang trồng các loại cây khác hoặc xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả cao hơn nhưng dù có giảm diện tích, lúa vẫn được Thanh Hóa xác định là cây trồng chủ lực, giữ ổn định từ 1,4 - 1,6 triệu tấn lương thực/năm.

Giảm diện tích

Hai năm nay ở Thanh Hóa nổi cộm lên thực trạng nông dân SX lúa sau khi hạch toán lại chi phí SX đều không có lãi nếu không muốn nói là lỗ. Riêng năm 2013 toàn tỉnh có đến 10.500 hộ bỏ, trả ruộng với hơn 1.100 ha, đa số lớp trẻ học xong phổ thông cũng “ly nông” vào Nam, ra Bắc làm công nhân cho các doanh nghiệp.

Một tỉnh có đến gần 3,5 triệu dân nhưng tại sao lực lượng lao động SXNN càng ngày càng “khan hiếm”, tất cả cũng vì “càng làm càng lỗ”. Nếu nông dân vẫn giữ nguyên tư duy SX truyền thống thì chắc chắn làm lúa chỉ đủ ăn qua ngày chứ không thể khá giả lên được.

Theo hạch toán của chị Dương Thị Tám, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, bình quân đầu tư 1 sào lúa hết khoảng 1.400.000 đ, nếu thời tiết mưa thuận gió hòa thì thu hoạch được khoảng 3 tạ thóc, bán với giá bình quân 6.000 đ/kg thì cũng chỉ được 1.800.000 đ.

“Nhưng đó là trời cho ăn, chứ gặp phải bão lũ hay dịch bệnh thì coi như cả vụ lúa “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” phải ôm một cục nợ và đi đong gạo ăn”, chị Tám chua xót.

Những lời chị Tám nói ít nhiều cũng lý giải được vì sao nông dân bây giờ không mặn mà với ruộng đồng. “Chỉ cần vài ngày đi làm phụ hồ thì một lao động cũng đã có thu nhập bằng 3 tháng làm ruộng”, ông Thiên - Chủ nhiệm HTXNN Đông Tiến nói.

Cũng theo ông Thiên, bây giờ số lao động có trình độ, sức khỏe có thể tìm các công việc khác để có thu nhập cao hơn, nhưng các mẹ, các chị vốn quen với ruộng lúa, con lợn, con gà thì vẫn phải bám trụ để kiếm cái ăn qua ngày.

Hơn nữa, đến một lúc nào đó, cũng cần phải “kéo” lớp trẻ quay về làm giàu trên chính mảnh đất của quê hương chứ không thể quay lưng lại với truyền thống làm lúa nước. “Vậy thì chỉ còn cách dồn điền đổi thửa, thâm canh vùng lúa tập trung để tăng năng suất”, ông Thiên nhấn mạnh.

Thực tế những điều ông Thiên nói là câu chuyện ai cũng “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là không phải diện tích nào cũng chuyển đổi, SX lúa hàng hóa được.

“Chúng tôi xác định từ nay đến 2025 phải chuyển đổi gần 21.000/255.000 ha đất lúa ngoài vùng thâm canh có điều kiện canh tác khó khăn, năng suất thấp sang trồng các loại cây khác hoặc các mô hình SX hiệu quả hơn”, ông Mai Bá Luyến, Phó GĐ Sở NN-PTNT Thanh Hóa cho hay.

Chuyển đổi là quy luật

Việc giảm diện tích SX lúa lên đến gần 21.000 ha chuyển sang trồng cây trồng khác nhưng mục tiêu đề ra vẫn phải giữ ổn định sản lượng lương thực từ 1,4 - 1,6 triệu tấn/năm, liệu Thanh Hóa có mạo hiểm quá?", tôi hỏi.

Ông Mai Bá Luyến khẳng định: “Cái này là quy luật phát triển tất yếu. Làm lúa hiệu quả thấp, thậm chí không cho thu hoạch thì tự nông dân sẽ chuyển đổi thôi. Mình không lo người ta làm hay không làm. Vấn đề là nhà nước phải có cơ chế, tạo ra cơ sở hạ tầng thuận lợi phục vụ SX và phải có cơ chế thị trường tốt”.

Ông Luyến phân tích, một số diện tích đất ven biển huyện Hậu Lộc, Nga Sơn làm lúa thu không đủ bù chi thì không tiếc gì khi chuyển sang trồng ngô và các loại rau màu. Hay như một số vùng đất ruộng sâu trũng ở Nông Cống, Tĩnh Gia bà con có thể chuyển sang chăn nuôi kết hợp cá - lúa - vịt hoặc nuôi trồng thủy sản.

Bên cạnh chuyển đổi cây trồng, giải pháp để phát triển ổn định sản lượng lương thực là tiếp tục xây dựng và phát triển vùng lúa tập trung thâm canh.

Theo đó, diện tích thâm canh đến năm 2015 đạt khoảng 65.400 ha (chiếm 44,9%) tổng diện tích đất lúa toàn tỉnh và khoảng 100.000 ha năm 2020 (chiếm 68,6%). Tập trung chủ yếu ở các huyện Yên Định, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Nông Cống, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Quảng Xương, Hậu Lộc, Nga Sơn, TP Thanh Hóa…

Riêng vùng SX lúa giống theo cánh đồng mẫu lớn đến 2020 dự kiến diện tích SX giống lúa lai F1 khoảng 1.050 ha, phát triển ở 4 huyện Yên Định, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa và Thọ Xuân; diện tích giống lúa thuần khoảng 2.000 ha và vùng lúa đạt tiêu chí nông nghiệp công nghệ cao khoảng 45.000 ha.

Toàn tỉnh Thanh hóa đã chuyển đổi trên 3.000 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây khác có giá trị cao hơn; áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trên diện tích 7.000 ha lúa; xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích hơn 9.000 ha.

Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ KHKT, đưa cơ giới hóa đồng bộ vào SX có sự tham gia đầu tư của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Hồng Phong, TGĐ Cty CP Công nông nghiệp Tiến Nông, một trong những DN tiên phong đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ở Thanh Hóa chia sẻ: "Khi đồng bộ hóa tất cả các khâu SX, từ cày, bừa, gieo mạ, cấy, chăm sóc đến thu hoạch, bao tiêu sản phẩm nông dân không chỉ giảm giá thành SX lúa thương phẩm xuống dưới 3.000 đ/kg mà còn tăng năng suất, chất lượng sản phẩm lúa gạo và hiệu quả kinh tế.

Tuy nhiên, muốn cơ giới hóa đồng bộ hay kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư thì phải tích tụ ruộng đất. Vấn đề này lãnh đạo tỉnh và Sở NN-PTNT cần phải có giải pháp triển khai quyết liệt thì mới thành công được”.

Những kế sách Thanh Hóa đưa ra trên tuy chưa thực sự cụ thể nhưng đã thể hiện những chuyển biến tích cực và mang tính khả quan. Vấn đề khiến lãnh đạo các địa phương cũng như nông dân lo lắng nhất chính là đầu ra cho sản phẩm.

“Thâm canh tăng năng suất, chất lượng thì được rồi nhưng làm ra sản phẩm rồi chúng tôi biết bán đi đâu”, ông Đỗ Minh Quý, Bí thư Huyện ủy Thạch Thành trăn trở trước kỳ họp HĐND tỉnh Thanh Hóa đầu tháng 7/2014.

Còn bà Trưng, huyện Đông Sơn thì nhấn mạnh: “Lâu nay lúa chúng tôi làm lúa ra chủ yếu bán tự do cho các tư thương mà tự do thì nhiều rủi ro lắm”.

Được biết, thị trường lúa gạo từ nay đến năm 2020 của Thanh Hóa chủ yếu vẫn là tiêu thụ trong tỉnh, một phần được tiêu thụ qua Cty lương thực và Cục dự trữ Quốc gia, phần còn lại bán cho tư thương cung ứng ra các tỉnh phía Bắc.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm