| Hotline: 0983.970.780

Thay đổi nhận thức phòng chống bệnh đốm nâu

Thứ Hai 17/10/2016 , 07:15 (GMT+7)

Tại TP Phan Thiết, Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức hội nghị "Tổng kết chiến dịch phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long và định hướng phát triển sản xuất thanh long an toàn bền vững".

13-27-26_img_1328
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
 

Chủ trì hội nghị có Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận Huỳnh Thanh Cảnh và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Phạm Văn Nam. Hội nghị có sự tham gia của các đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT, đại diện Sở NN-PTNT các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, các doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu thanh long…

Cây thanh long được trồng tập trung ở 3 tỉnh Bình Thuận, Long An và Tiền Giang với tổng diện tích trên 40.000ha, trong đó Bình Thuận chiếm tới 26.600ha. Hiện dịch hại chủ yếu trên thanh long là bệnh đốm nâu, thán thư, bệnh thối cành thối quả… Bệnh đốm nâu (đốm trắng, tắc kè…) phát sinh gây hại nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng cả về diện phân bố và mức độ hại.

Từ cuối tháng 11/2014, trước diễn biến phức tạp của bệnh đốm nâu trên thanh long tại 3 tỉnh (diện tích nhiễm 16.300ha), Bộ NN-PTNT đã chính thức phát động “Tháng hành động phòng chống bệnh đốm nâu” từ ngày 25/11/2014 đến 31/12/2014.

UBND các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang và Long An đã thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo cấp tỉnh, đồng thời xây dựng kế hoạch triển khai Tháng hành động phòng chống bệnh đốm nâu thanh long trên địa bàn tỉnh.

Sau tháng hành động, UBND tỉnh Bình Thuận đã chủ động chỉ đạo kéo dài thời gian tháng hành động đến 30/3/2015. Các tỉnh Long An, Tiền Giang cũng tiếp tục chỉ đạo phòng chống bệnh sau khi Tháng hành động kết thúc và kéo dài đến nay tạo thành chiến dịch phòng chống bệnh rộng khắp các tỉnh trồng thanh long liên tục trong 3 năm (2014-2016).

Qua 3 năm, các địa phương đã bố trí kinh phí, nguồn lực tổ chức tập huấn trên 1.000 lớp với tổng số lượt người tham gia hơn 44.800 người, trong đó Bình Thuận 735 lớp với gần 30.000 lượt người.

Cục Bảo vệ thực vật đã hoàn thiện quy trình phòng chống bệnh đốm nâu để các địa phương hướng dẫn nông dân thực hiện phòng chống bệnh hiệu quả, đảm bảo sản xuất thanh long an toàn và bền vững.

Riêng tại Bình Thuận, từ đầu năm 2016 đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức 269 lớp tập huấn, hội thảo về quy trình phòng chống đốm nâu và quy trình xử lý cành trái thanh long bị bệnh, có hơn 10.000 lượt nông dân tham dự.

13-27-26_dsc05291
Bệnh đốm nâu là nỗi lo của nông dân Bình Thuận
 

Các địa phương đã tiến hành thu gom, xử lý ủ cành bị bệnh được 3.271 tấn, chủ yếu trên địa bàn các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam… Diện tích vườn thanh long được vệ sinh trên 27.000 lượt ha. Diện tích bị nhiễm đốm nâu của tỉnh đến nay là 4.953,5ha, tập trung phần lớn ở Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam.

Dù đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhưng theo đại diện Cục Bảo vệ thực vật, trong quá trình triển khai thực hiện phòng chống bệnh đốm nâu thanh long, còn gặp một số khó khăn, tồn tại như lãnh đạo chính quyền một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến việc triển khai chiến dịch nên hiệu quả chưa cao.

Mặt khác, nông dân vẫn quan tâm nhiều đến biện pháp hóa học mà chưa chú trọng các biện pháp cơ quan chuyên ngành đã hướng dẫn; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng”; giá cả bấp bênh do chưa hình thành được chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ, bị thương lái ép giá…

Phát biểu tại hội nghị, ông Huỳnh Thanh Cảnh, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận cho rằng, để phòng chống bệnh đốm nâu hiệu quả, cần phải có biện pháp hành chính đồng bộ, có chế tài xử lý. Các cấp, ngành cần phải ra tay thường xuyên, quyết liệt, phải sinh hoạt định kỳ, xuống xã kiểm tra thường xuyên...

Kết luận tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh đánh giá, diện tích bệnh đốm nâu trên thanh long hiện có giảm nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp. Do đó, thời gian tới nông dân cần thay đổi nhận thức là phòng chống bệnh lâu dài, nhiều đợt. Đây là công việc thường xuyên, liên tục theo quy trình phòng chống bệnh. Mặt khác, cần nhân rộng các mô hình sản xuất, phòng trừ bệnh thành công…

 

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

1/3 huyện tại Quảng Nam bùng phát dịch tả lợn Châu Phi

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Nam có 6 huyện xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, gồm Hiệp Đức, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước, Đông Giang.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất