| Hotline: 0983.970.780

Thực tế cần nhiều, chỉ tiêu quá ít!

Thứ Hai 25/02/2013 , 10:18 (GMT+7)

Theo khảo sát của NNVN, thực tế chỉ có các thương lái mới bán lúa, gạo trực tiếp cho các DN thu mua tạm trữ, còn nông dân đa phần là bán lúa tại ruộng với giá rất thấp.

Cuối tuần qua (22/2), Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Văn Thi đã chủ trì cuộc họp với các sở, ngành và 7 Cty kinh doanh XK lúa, gạo đóng trên địa bàn tỉnh để bàn về việc thu mua tạm trữ lúa, gạo nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ lúa hàng hóa cho nông dân.

Tại cuộc họp, các DN đều than khó do không tìm được đầu ra và giá XK giảm. Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Kiên Giang, đến thời điểm này nông dân đã thu hoạch được khoảng 110 ngàn ha trong tổng số hơn 300 ngàn ha lúa đông xuân (ĐX) đã gieo sạ, diện tích còn lại sẽ thu họach rộ từ nay đến cuối tháng 3.

Năm nay lúa trúng mùa, năng suất bình quân đạt khá cao, ước tổng sản lượng vụ này toàn tỉnh Kiên Giang đạt khoảng 2,2 triệu tấn, trong đó có hơn 1,4 triệu tấn là lúa hàng hóa cần được tiêu thụ. Trong khi đó, chỉ tiêu Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) phân bổ cho các DN của tỉnh Kiên Giang thu mua tạm trữ đợt này là 84.000 tấn gạo, tương đương 168 ngàn tấn lúa, chỉ chiếm một lượng rất nhỏ so với nhu cầu.

Bà Lê Thị Nhứt, PGĐ Sở Công thương Kiên Giang cho biết: “Chỉ tiêu giao tạm trữ cho Kiên Giang năm nay cao hơn vụ ĐX năm trước 20.000 tấn, nhưng cũng như muối bỏ bể, chẳng thấm tháp vào đâu. Với chỉ tiêu này, các DN chỉ thu mua khoảng 20 ngày là đủ. Hơn nữa, giá thu mua lúa bình quân hiện nay đang thấp hơn cùng kỳ 732 đồng/kg nên nông dân không thể có được mức lãi cao như mong đợi”.

Hiện nay, các Cty trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đang triển khai 28 điểm thu mua lúa, gạo tạm trữ thuộc địa bàn các huyện Hòn Đất, Châu Thành, Tân Hiệp, Gò Quao, Giồng Riềng và Kiên Lương. Bình quân giá gạo mà các Cty thu mua tại kho trong những ngày qua là 6.693 đồng/kg, quy ra lúa khoảng 4.568 đồng/kg, cao hơn giá mua tối thiểu UBND tỉnh Kiên Giang quy định trong vụ lúa ĐX 2012-2013 là 68 đồng/kg (giá quy định không dưới 4.500 đồng/kg, đảm bảo người nông dân có lãi 38,42%).


Sau mấy ngày triển khai thu mua tạm trữ, giá lúa vẫn ở mức thấp, nông dân không có lãi

Theo khảo sát của NNVN, thực tế chỉ có các thương lái mới bán lúa, gạo trực tiếp cho các DN thu mua tạm trữ, còn nông dân đa phần là bán lúa tại ruộng với giá rất thấp, chỉ khoảng 4.000đ – 4.200 đồng/kg. Một nghịch lý là lúa phẩm cấp thấp như IR50404 năm nay lại trúng mùa, dễ bán hơn so với các loại lúa thơm, phẩm chất cao. Nguyên nhân chính là do các DN không ký được hợp đồng XK đối với lúa phẩm chất cao nên sức mua rất yếu.

Ông Trần Quang Củi, PGĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang cho rằng, với mức giá và cách mua bán như hiện nay thì nông dân không thể có lãi 30%. Giá thành sản xuất lúa bình quân ở ĐBSCL vụ này là 3.616 đồng/kg, muốn người nông dân có lãi 30% thì giá thu mua lúa tại ruộng phải từ 4.700 đồng/kg trở nên. Ông Củi đề nghị: “Các DN nên công bố rộng rãi giá thu mua lúa, gạo cho dân biết, tránh tình trạng thương lái lợi dụng lúc thu hoạch rộ để ép giá nông dân”.

Tại cuộc họp, các Cty kinh doanh, XK lúa, gạo đều than khó trong việc tiêu thụ lúa hàng hóa cho nông dân do thị trường XK đang trầm lắng và giá cả sụt giảm. GĐ Cty TNHH MTV xuất nhập khẩu Kiên Giang Quách Thành Công cho biết: “Hiện nay Cty đang gặp rất nhiều khó khăn cả về thị trường XK và giá xuất. Thời điểm này năm ngoái, giá gạo Cty xuất bán được 448 USD/tấn nhưng hiện nay chỉ xuất với giá 395 USD/tấn nhưng vẫn không tìm được thị trường.

"Tập trung đẩy mạnh việc thu mua theo chỉ tiêu được phân bổ và theo kế hoạch XK của DN, tích cực tìm kiếm thị trường, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu XK 1 triệu tấn gạo trong năm 2013 mà tỉnh đã đề ra", ông Lê Văn Thi, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang.

Đặc biệt năm nay gối đầu hàng tập trung theo thông lệ không có, còn hợp đồng thương mại rất khó khăn do bị các nước cạnh tranh quyết liệt về giá. Coi như thị trường tập trung đến giờ này không có giao dịch và họ chưa có một cam kết gì để nhập nên rất khó khăn cho đầu ra”.

Lý giải về tình trạng lúa chất lượng cao khó tiêu thụ hơn lúa thường, bà Võ Thị Trúc Phương, GĐ Cty TNHH Thuận Phát cho rằng, do không ký được hợp đồng XK các loại gạo chất lượng cao nên Cty chỉ tìm mua các giống lúa có phẩm cấp thấp để chế biến XK theo đơn đặt hàng.

“Tôi thấy rất xót khi xung quanh nhiều nông dân trồng các giống lúa thơm như OM 4900, OM 5451, Jasmine 85 rất nhiều nhưng Cty không thể mua mà phải mua lúa IR 50404 hoặc lúa hạt dài thông thường thôi”, bà Phương tâm sự. Còn ông Nguyễn Hùng Linh, TGĐ Cty TNHH MTV Du lịch Thương mại Kiên Giang nêu cái khó: “Khi người dân chở các loại lúa thơm đến bán mà Cty không mua thì cũng khổ cho nông dân. Còn mua mà không xuất được lại khó cho DN”.

Để đẩy mạnh việc tiêu thụ lúa hàng hóa với mức giá có lợi cho nông dân, ông Lê Văn Thi, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo ngành Công thương sớm triển khai thực hiện việc niêm yết giá thu mua lúa, gạo tại các điểm thu mua tập trung để nông dân biết, tránh tình trạng thương lái ép giá. Các DN kinh doanh, XK lúa, gạo nên gánh vác một phần trách nhiệm xã hội bằng cách giảm bớt lợi nhuận để nâng giá thu mua cho bà con nông dân.

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hoàng Anh Gia Lai sẽ trồng thêm 2.000ha chuối trong năm 2024

TP.HCM Bầu Đức cho biết, năm 2024 không thoái vốn, cố gắng xóa nợ và rất thận trọng trong đầu tư, tiếp tục kiên trì với 'hai cây, một con' gồm chuối, sầu riêng và heo.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm