| Hotline: 0983.970.780

Tiền Giang đoạt giải nhất cuộc thi “Nông dân nuôi tôm giỏi"

Thứ Ba 20/11/2012 , 09:54 (GMT+7)

Trong hai ngày 16-17/11, tại TP. Cà Mau (tỉnh Cà Mau) đã diễn ra Hội thi "Nông dân nuôi tôm giỏi" khu vực ĐBSCL do Bộ NN-PTNT phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau tổ chức.

Nằm trong khuôn khổ Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế ĐBSCL 2012, trong hai ngày 16 và 17/11/2012, tại TP. Cà Mau (tỉnh Cà Mau) đã diễn ra Hội thi "Nông dân nuôi tôm giỏi" khu vực ĐBSCL do Bộ NN-PTNT phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau tổ chức.  

Hội thi đã thu hút 80 thí sinh của 8 đội tuyển tham gia thuộc các tỉnh: Tiền Giang, Long An, Trà Vinh, Kiên Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cà Mau. Các thí sinh tham gia hội thi đều là những nông dân tiêu biểu, đi đầu trong việc ứng dụng KH-KT trong nuôi tôm đạt năng suất cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. 

Theo ông Nguyễn Trần Thức, GĐ Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Cà Mau, là địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi, với 3 mặt giáp biển và bờ biển dài bao bọc từ Tây sang Đông, cùng với tiềm năng thủy sản to lớn ở cả 3 nhóm ngành nghề gồm: Đánh bắt, nuôi trồng và chế biến. Trong những năm qua, Cà Mau luôn đứng đầu cả nước về kim ngạch XK thủy sản. 

Chính vì vậy, hội thi “Nông dân nuôi tôm giỏi” vùng ĐBSCL lần này là dịp giúp người nuôi tôm Cà Mau giao lưu, học hỏi thêm những kinh nghiệm nuôi tôm từ nông dân đến từ các tỉnh trong khu vực. Hội thi cũng đã giúp bà con nuôi tôm trong khu vực ĐBSCL biết thêm những kiến thức mới, áp dụng tiến bộ KHKT tiên tiến trong quá trình nuôi tôm, góp phần cải thiện năng suất, chất lượng và phát triển bền vững nghề nuôi tôm của Cà Mau nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung. 


Các đội thi trong phần thi kiến thức tổng hợp

Qua 2 ngày tổ chức, hội thi “Nông dân nuôi tôm giỏi” đã trải qua 4 vòng thi hết sức khắt khe gồm: Trắc nghiệm và nhận dạng mẫu vật; tiểu phẩm giới thiệu đội tuyển; thi kiến thức tổng hợp và trả lời trắc nghiệm. Theo ghi nhận của PV NNVN, hầu hết các thí sinh tham gia hội thi đều chuẩn bị rất chu đáo về kiến thức cũng như việc áp dụng KHKT vào nuôi tôm. Trong suốt 4 phần thi, các thí sinh luôn nhận được sự cổ động nhiệt tình của hàng trăm khán giả khiến không khí hết sức sôi động. 

Nói về ý nghĩa của cuộc thi, ông Phạm Văn Hoàng, ngụ xã Hòa Mỹ (huyện Cái Nước, Cà Mau) – một thành viên trong đội nông dân nuôi tôm giỏi Cà Mau hồ hởi nhận xét: “Các vòng diễn ra rất sôi nổi và nghiêm túc. Đặc biệt phần thi kiến thức tổng hợp và trắc nghiệm rất bổ ích, có nhiều câu hỏi thiết thực, kiến thức gần gũi và sát với công việc hàng ngày của nông dân nuôi tôm”. Được biết, ông Hoàng là một lão nông kỳ cựu trong việc áp dụng KHKT trong nuôi tôm công nghiệp ở xã Hòa Mỹ. Với hơn 1 ha đầm tôm, lợi nhuận thu về từ đầm tôm mỗi năm của gia đình ông lên tới gần một tỷ đồng. 

Có chung niềm niềm phấn khởi như nhiều nông dân khác khi tham gia hội thi, ông Hồ Văn Hoàng, ngụ huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre tới tham gia hội thi chia sẻ: “Nuôi tôm mấy năm rồi khó khăn qúa, dịch bệnh liên miên. Tham gia hội thi "Nông dân nuôi tôm giỏi" lần này tôi thấy rất bổ ích, nhất là phần thi kiến thức tổng hợp. Ví dụ như những kiến thức về cách cho tôm chân trắng ăn có gì khác so với tôm sú; các bệnh cần kiểm tra tôm giống trước khi thả nuôi; ưu và nhược điểm của việc lót bạt toàn bộ bờ ao và đáy ao hay nguyên nhân làm tôm bị đóng rong, cách khắc phục…". 

Sau hai ngày diễn ra, đội "Nông dân nuôi tôm giỏi" tỉnh Tiền Giang đã đoạt giải nhất.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm