| Hotline: 0983.970.780

Tôm chết do giống

Thứ Năm 05/04/2012 , 10:22 (GMT+7)

Chưa bao giờ người nuôi tôm sú ở Trà Vinh lại lo lắng về chất lượng tôm giống như hiện nay.

Chưa bao giờ người nuôi tôm sú ở Trà Vinh lại lo lắng về chất lượng tôm giống như hiện nay. Mới vào vụ nuôi đã gặp cảnh dở khóc dở mếu, con giống "đột tử" hàng loạt, gây thiệt hại nặng.

>> Giải pháp giảm rủi ro trong nuôi tôm
>> Nông dân lãnh đủ
>> Mầm họa của người nuôi tôm Bình Định

Chỉ kiểm dịch được 42%

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản Trà Vinh, tính đến cuối tháng 3/2012 các huyện Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải có 14.100 hộ thả nuôi hơn 1 tỷ tôm giống trên diện tích 14.652 ha, chiếm gần 60% diện tích nuôi của tỉnh (trong đó hơn 1.751 hộ nuôi 212,3 triệu con với diện tích 1.108 ha theo hình thức công nghiệp). 

Vào thời điểm này, đã có trên 55 triệu tôm giống của 1.112 hộ nuôi bị chết, với diện tích 1.409 ha. Số tôm chết chủ yếu nuôi theo hình thức quảng canh, quảng canh cải tiến và một số diện tích nuôi công nghiệp. Tôm "chết yểu" ở giai đoạn từ 20- 30 ngày tuổi, có biểu hiện của bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy. Ngoài ra yếu tố môi trường chưa ổn định làm tôm nuôi chết liên tục.


Xét nghiệm mẫu tôm

Một điều đáng lo ngại là ngành chuyên môn tỉnh Trà Vinh đã tập trung chỉ đạo tăng cường kiểm dịch tôm giống SX tại chỗ và nhập từ tỉnh khác về. Tuy nhiên, Chi cục Nuôi trồng thủy sản chỉ kiểm dịch được 432 triệu con giống (chiếm khoảng 42%). Trong số tôm giống được kiểm dịch, đã thu mẫu đưa đi phân tích (802 mẫu). Kết quả có 233 mẫu tôm nhiễm MBV, 1 mẫu nhiễm đốm trắng… chứng tỏ rằng chất lượng tôm giống kém chiếm khá cao.

Với hệ thống trên 119 trại SX giống trong tỉnh, 32 cơ sở ương dưỡng và 8 Cty cung cấp giống ngoài, mới đáp ứng được 50% lượng giống thả nuôi; 50% lượng giống còn lại phải mua ngoài tỉnh. Vì vậy phải phối hợp đồng bộ việc kiểm dịch, xử lý triệt để các đàn giống nhiễm bệnh…

Theo kỹ sư Phạm Tuấn Tú, cán bộ phụ trách thủy sản xã Hiệp Mỹ Đông, huyện Cầu Ngang, mới vào vụ mà tôm nuôi chết khá nhiều so với năm trước, phần lớn là chất lượng con giống. Trong 14 hộ thả nuôi bị thiệt hại thì 8 hộ có tôm chết do giống. Điển hình như hộ ông Nguyễn Văn Kéo ở ấp Đồng Cò, Hiệp Mỹ Đông thả nuôi 90.000 con tôm sú giống (diện tích 3.000 m2); Huỳnh Minh Chí cùng ấp thả nuôi 200.000 con (diện tích 8.000 m2); Nguyễn Văn Thông thả nuôi 150.000 con (diện tích 5.000 m2) ; Nguyễn Văn Việt thả nuôi 100.000 con… Tất cả các hộ này thả giống tôm từ 20- 30 ngày tuổi, tôm đều chết do nhiễm bệnh gan tụy, đốm trắng và một số bệnh lạ khác.

Theo ông Tú, tỷ lệ tôm sú giống bị nhiễm bệnh chiếm từ 40- 50% diện tích nuôi, nhưng tiêu hủy không đáng kể. Đối với đàn tôm giống khi phát hiện nhiễm bệnh xã yêu cầu đại lý cung ứng giữ lại theo dõi, xử lý bệnh. Nhưng sau đó vẫn được xuất bán. Những mẻ tôm bệnh vẫn được thả nuôi, nên việc tôm nuôi bị bệnh lây lan trên diện rộng rồi chết hàng loạt là điều không thể tránh khỏi.

Còn ông Phạm Văn Đe, ấp Đồng Cò bức xúc: Đợt rồi thả 200.000 con giống trên diện tích 8.000 m2, mới hơn 20 ngày tôm lăn ra chết không rõ nguyên nhân. Hiện tui đã cải tạo xong ao nuôi nhưng chưa biết tìm con giống chất lượng, sạch bệnh ở đâu? 

Cần phối hợp đồng bộ

Ông Dương Tấn Đởm, quyền Trưởng phòng NN- PTNT huyện Cầu Ngang lo lắng: Vụ tôm năm nay nông dân trong huyện có nhu cầu thả nuôi gần 1 tỷ con giống, tăng hơn 300 triệu con so với vụ nuôi 2011. Đến thời điểm này thả nuôi 136 triệu con giống trên diện tích 963 ha. Do chất lượng giống SX ở đầu vụ kém, nên mới vào vụ đã có 2,8 triệu con giống thả nuôi công nghiệp, bán công nghiệp bị thiệt hại. Dự báo khả năng vào chính vụ thả nuôi sẽ thiếu giống, nhất là thả nuôi công nghiệp, bán công nghiệp. Ông Đỡm cho biết thêm, huyện đang hướng dẫn người nuôi tìm mua giống tốt, thành lập tổ, nhóm ra miền Trung tìm giống chất lượng để mua.


Nhiều hộ nuôi khốn đốn vì con giống

Theo lãnh đạo Sở NN- PTNT Trà Vinh, vụ nuôi 2011 có 2,242 tỷ con giống tôm sú được thả nuôi, nhưng chỉ kiểm dịch được 23,9%, tương đương 453 triệu con; còn lại 1,907 tỷ con nhập vào tỉnh không đảm bảo chất lượng, trong đó có cả tôm giống nhiễm bệnh. Các huyện Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành, Duyên Hải có hơn 8.000 ha tôm nuôi bị chết. Tỷ lệ hộ nuôi hòa vốn và bị thua lỗ chiếm trên 21% tổng số hộ.

Để phấn đấu đạt chỉ tiêu sản lượng 25.900 tấn tôm thương phẩm năm 2012 cần thành lập Ban chỉ đạo nuôi tôm vùng ngập mặn của tỉnh, huyện và Tổ chỉ đạo nuôi tôm của xã, đảm bảo việc quản lý nhà nước từ tỉnh xuống địa phương; nhất là công tác quản lý con giống SX tại chỗ và nội nhập, kiên quyết xử lý nghiêm trại SX giống bị nhiễm bệnh. Xây dựng khung lịch thời vụ cụ thể từng vùng để thả nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng.

Tăng cường công tác quản lý lịch cải tạo ao, đìa (mở rộng ao cũ, đào ao mới), kiểm tra chặt chẽ việc xử lý các chất thải trong quá trình sên vét ao đìa. Cơ sở SX, ương thuần dưỡng tôm giống phải tuân thủ tốt các quy định hiện hành về điều kiện vệ sinh thú y thủy sản, tiêu hủy triệt để đàn giống nhiễm bệnh vượt mức quy định của Bộ NN- PTNT.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm