| Hotline: 0983.970.780

Trại bò sữa đầu tiên trên đất Cảng

Thứ Sáu 17/04/2015 , 13:11 (GMT+7)

Những chú bò sữa đầu tiên được nuôi ở Hải Phòng vào giữa năm 2014. Đây là mô hình chăn nuôi mới chưa từng có từ trước tới nay ở thành phố Cảng.

Với đàn bò sữa 32 con ban đầu, đến nay chủ trang trại thu lợi nhuận ổn định hơn 200 triệu đồng/tháng.

Năm 2013, với số vốn hơn 3 tỷ đồng, anh Lê Văn Thạch (xã Lê Thiện, huyện An Dương) thuê 5 ha đất hoang hóa ven đê sông Cấm ở thôn Kim Sơn (xã Lê Thiện) để mở trại nuôi bò sữa.

Anh xây khu chuồng trại, khu xử lý chất thải, nhà kho… trên diện tích 3.000 m2, diện tích đất còn lại anh trồng cỏ voi, cỏ VA06 làm thức ăn cho bò.

Xác định khâu chọn giống là quan trọng nhất, anh Thạch cất công lên Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì (Hà Nội) mua bò giống với giá 80 triệu đồng/con. Tuy giá đắt hơn ngoài thị trường nhưng chất lượng con giống đảm bảo.

Theo anh Nguyễn Văn Công, kỹ sư chăn nuôi của trang trại, trong chăn nuôi bò sữa, khâu thú y vô cùng quan trọng, vì thế, trang trại có kỹ sư chăn nuôi chuyên theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho bò.

09-26-37_dsc_0120
Thức ăn của bò sữa là cỏ và thân cây băm nhỏ

Từng chú bò sữa đều được đánh số thứ tự riêng để thuận lợi cho kỹ sư theo dõi sức khỏe, thể trạng. Thức ăn cho bò là cỏ và thân ngô xay nhỏ, có bổ sung thêm thức ăn tổng hợp.

Khi được khoảng 2 tuổi, bò bắt đầu cho sữa. Anh Công cho biết, khâu vệ sinh có ý nghĩa rất lớn đối với chất lượng nguồn sữa. Trước khi vắt sữa, chuồng trại phải được vệ sinh thật sạch sẽ thì chất lượng sữa mới đảm bảo chất lượng.

Sữa bò được vắt một ngày 2 lần, 6 - 8h sáng và 16 - 18h chiều. Khi vắt sữa bò, cả trang trại tràn đầy tiếng nhạc thuộc đủ thể loại.

Theo anh Thạch, nghe nhạc thích hợp cũng giúp bò không bị giật mình, ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa. Hơn nữa, việc nghe nhạc làm cho bò tăng lượng sữa và tiết sữa đều hơn.

 Anh Thạch cũng cho biết, những dòng nhạc êm dịu như nhạc không lời, nhạc cổ điển… rất thích hợp khi vắt sữa.

Sữa sau khi vắt sẽ được cất trữ trong bồn chuyên dụng, được bảo quản bằng máy lạnh duy trì ở 0 độ C. Cứ 2 ngày một lần, Cty CP Sữa Quốc tế (Hà Nội) sẽ về thu mua với giá 12.500 - 13.000 đồng/lít. Hiện, đàn bò cho lượng sữa ổn định từ 450 - 500 lít/ngày.

Đàn bò sữa của gia đình anh Thạch sinh trưởng, phát triển tốt. Từ 32 con bò sữa lai ban đầu, đến nay, đàn bò đã sinh sôi thêm 22 con bê. Trung bình mỗi năm, một chú bò cái trưởng thành sinh một con bê con, chủ yếu là bê cái. Ngoài bán sữa bò, anh Thạch còn bán bò thịt và bê giống.

Anh cho biết, trang trại đạt doanh thu 300 - 500 triệu đồng/tháng, lãi trên 200 triệu đồng. Anh Thạch đánh giá, mô hình này phải đầu tư lớn nhưng dễ thu hồi vốn.

Mô hình thuê đất ruộng mở trại bò sữa của anh Thạch đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nông dân Hải Phòng trong bối cảnh nhiều diện tích đồng ruộng của thành phố đang bị bỏ hoang.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm