| Hotline: 0983.970.780

"Trồng chơi ăn thật" dó trầm đất cố đô

Thứ Tư 25/06/2014 , 08:15 (GMT+7)

Mấy chục năm cây dó trầm bén rễ trên vùng đất Thủy Xuân (TP Huế, TT - Huế) đã mang lại cuộc sống ấm no cho hàng trăm hộ dân vùng gò đồi.

Đời… trầm

Phường Thủy Xuân là vùng gò đồi có điều kiện, khí hậu và thổ nhưỡng rất thích hợp với cây dó trầm. Xác định đây là một trong những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao nên trong những năm qua phong trào trồng cây dó trầm trên địa bàn không ngừng được người dân mở rộng diện tích, đầu tư.

Là người đầu tiên đưa cây dó trầm lên với vùng gò đồi Thủy Xuân mấy chục năm trước, trong ký ức ông Trần Quốc Hùng là cả những ngày gian khó và hạnh phúc khi cây trầm cho khai thác những mẻ đầu tiên.

Những ngày này, mặc dù thời tiết nắng hạn kéo dài liên tục, nhưng hàng trăm cây dó trầm trong vườn của ông Hùng vẫn tươi tốt, xanh um. Điều này cho thấy cây dó trầm rất thích nghi với vùng đất nơi đây.

Ngồi bên khối trầm vừa khai thác, ông Hùng kể, xuất thân là một thợ rừng quanh năm suốt tháng đi tìm trầm hương ở những cánh rừng xa xôi tận khu vực biên giới Việt - Lào. Sau những gian nan vất vả, hiểm nguy, ông nhận ra rằng “ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, năm 1985 ông quyết định bỏ nghề và mang theo những cây dó trầm từ rừng về trồng trong vườn nhà. Cây rừng được về “thuần dưỡng” cứ ngỡ trồng chơi ai dè lại có ăn thật.

Qua bao thăng trầm của vườn cây chan chứa hy vọng, đến nay, cùng với nhiều cây dó trầm cổ thụ đã gần 30 năm tuổi cho hàm lượng tinh dầu cao, trong khu vườn đồi rộng gần 3 ha của ông Hùng còn có hơn 1.000 cây dó trầm từ 5 năm tuổi trở lên. Trong số đó có trên 50% số cây đã đưa vào khai thác tinh dầu.

Theo ông Hùng, đây là cây trồng mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình. Với mức giá thị trường hiện nay mỗi kg tinh dầu trầm từ 10 - 12 triệu đ, ước tính gia đình thu lợi khoảng 100 - 150 triệu đ/năm. Đó là chưa kể số tiền thu được từ giác trầm và vỏ cây dó để làm hương, cây dó trầm giống.

“Trồng loại cây này ít phải tốn công chăm sóc, chỉ cần nắm kỹ thuật khai thác tinh dầu trầm là được. Cứ khai thác đều đặn năm này qua năm khác mà thu nhập vẫn đều đặn”, ông Hùng phấn khởi.

Câu chuyện về nhân giống cây trầm được ông Hùng kể với sự tình cờ của…tự nhiên. Số là, sau trận lũ năm 1999, tuy là vùng gò đồi nhưng nước vẫn ứ đọng, vườn dó trầm tưởng chừng không qua khỏi cơn bĩ cực của thiên tai.

Không ngờ, khi nước rút, một thời gian, cây dó trầm ra hoa kết trái rơi rụng, những cây con đầu tiên được bật lên khỏi lòng đất. Từ hộ ông Hùng, người dân Thủy Xuân đã biết đến ươm giống cây dó trầm con thay vì phải chiết cành, cây rất khó sống và trồng lâu năm mới khai thác được.

Giải quyết lao động

“Hiệu quả kinh tế từ cây dó trầm rất lớn. Tuy nhiên, hiện tại, quy trình kỹ thuật cấy tạo, khai thác tinh dầu trầm chủ yếu được người dân làm theo kinh nghiệm và tự tìm hiểu.
Vì vậy, địa phương rất mong nhận được sự hỗ trợ từ các ngành chức năng về tập huấn chuyển giao công nghệ kỹ thuật cấy tạo khai thác tinh dầu trầm”, ông Nguyễn Xuân Vang, Chủ tịch Hội Nông dân phường Thủy Xuân.

Một người trồng cây dó trầm lâu năm cũng “nức tiếng” ở Thủy Xuân là ông Nguyễn Ngọc Thạnh. Ông Thạnh là chủ một trang trại tổng hợp khá lớn ở vùng gò đồi phía tây TP Huế. Theo ông, dó trầm không chỉ là cây trồng thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng của vùng gò đồi, có khả năng chịu hạn tốt mà còn là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Dó trầm cũng giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động trên địa bàn Thủy Xuân, từ việc khai thác, chế biến tinh dầu đến giác trầm, xay vỏ trầm để làm hương.

Chia sẻ về hiệu quả kinh tế của cây dó trầm, ông Thạnh cho biết: “Trồng cây dó trầm rủi ro thấp, vì vậy cùng với chăn nuôi, trồng rau màu, hiện trang trại tui sở hữu gần 3.000 cây dó trầm. Với những cây dó từ năm thứ 8 trở đi là có thể khai thác tinh dầu. Bình quân cho thu nhập từ 1,5 - 2 triệu đ/cây.

Với những trang trại, vườn đồi có điều kiện thâm canh tốt như bón phân, phun thuốc phòng trừ sâu ăn lá thì khả năng cây sinh trưởng tốt hơn và sớm cho khai thác tinh dầu hơn”.

Từ thành công mô hình trồng cây dó trầm của một số hộ, đến nay trên địa bàn phường Thủy Xuân có hơn 400 hộ theo nghề này, với hàng chục nghìn cây dó trầm được trồng, hộ trồng nhiều nhất lên đến 3.000 cây, hộ thấp 50 - 100 cây.

Cây dó trầm đã góp phần giải quyết lao động tại chỗ cho hàng nghìn lao động và trở thành nguồn thu nhập ổn định cho không ít hộ gia đình, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương.

Ông Nguyễn Xuân Vang, Chủ tịch Hội Nông dân phường Thủy Xuân khẳng định: “Trên cơ sở tiềm năng và thế mạnh của địa phương, Thủy Xuân đang chú trọng đến phát triển du lịch cộng đồng, khai thác các nghề nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, trong đó đầu tư phát triển cây dó trầm gắn liền với xây dựng nghề làm hương truyền thống, nhằm giải quyết lao động tại chỗ cho địa phương”.

Xem thêm
Vùng cao nuôi con đặc sản: [Bài3] Độc đáo heo thảo mộc

Một con heo bình thường, nhưng khi được nuôi với quy trình đặc biệt thì nó trở thành đặc sản, đó là cách nuôi cho heo ăn thảo dược…

Cục trưởng Cục Thú y: ‘Không có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật’

Trước thông tin có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long đã đối thoại với các doanh nghiệp để làm rõ tin đồn này.

Trồng sầu riêng nghịch vụ, kiếm tiền tỷ mỗi năm

CẦN THƠ Một kỹ sư nông nghiệp có bí quyết xử lý sầu riêng nghịch vụ, tận dụng khoảng trống thị trường để bán được giá cao, mang về doanh thu tiền tỷ mỗi năm.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm