| Hotline: 0983.970.780

Tuyên Quang bảo tồn đàn trâu

Thứ Năm 13/02/2014 , 11:04 (GMT+7)

Tỉnh Tuyên Quang từng có những đàn trâu vạm vỡ, khỏe, rất hữu ích để chăn nuôi phục vụ SX và làm thịt.

Tỉnh Tuyên Quang từng có những đàn trâu vạm vỡ, khỏe, rất hữu ích để chăn nuôi phục vụ SX và làm thịt. Nhưng so với trâu ở Đồ Sơn, Hải Phòng hay Lập Thạch, Vĩnh Phúc thì trâu Tuyên Quang ít được biết tới do chưa đầu tư đúng mức.

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang, hiện toàn tỉnh có trên 100.000 con trâu, tập trung chủ yếu ở các huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên, Na Hang, Sơn Dương. Trong 10 năm qua, tốc độ tăng đàn trâu không cao, chỉ khoảng gần 2%/năm. Việc đàn trâu tăng chậm có nhiều nguyên nhân. Do diện tích đồng cỏ đã giảm nhiều bởi chương trình giao đất, giao rừng cho các hộ dân quản lý; trâu không được thả rông như những năm trước đây dẫn đến nhiều hộ tự giảm số lượng để dễ chăm sóc. Nhiều địa phương đã chuyển sang làm đất SX bằng máy nông nghiệp thay vì nuôi trâu khai thác sức cày, kéo…


Đàn trâu quý Tuyên Quang đang được bảo tồn và phát triển

Cùng đó, việc chưa được quan tâm đúng mức, chưa có giải pháp kỹ thuật đồng bộ để phát triển đàn trâu cũng là nguyên nhân làm cho số lượng đàn trâu không tăng nhiều.

Không chỉ giảm về số lượng, chất lượng đàn trâu cũng kém đi, cụ thể là sức vóc mỗi cá thể giờ cũng teo tóp. Vào những năm 70 của thế kỷ trước, trọng lượng trâu đực trên địa bàn tỉnh trung bình là 457 kg/con, trâu cái trung bình 394 kg/con, trong đó con to có trọng lượng tới 800 - 900 kg. Nhưng đến nay, trọng lượng trâu đực trung bình chỉ còn 371 kg/con, trâu cái trung bình chỉ còn 354 kg/con. Tỷ lệ đẻ của trâu cái sinh sản chỉ đạt 36%/năm. Đàn trâu trong tỉnh chủ yếu là trâu đực gié, không đủ tiêu chuẩn đực giống, còn trâu cái bé nhỏ, còi cọc; tỷ lệ cận huyết, đồng huyết xảy ra phổ biến đối với đàn trâu ở các làng, bản.

Trước thực trạng đó, quan tâm tới việc đẩy mạnh cải tạo đàn trâu quý phục vụ cho duy trì nguồn gen đang được các cơ quan chức năng, trong đó có Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang triển khai thực hiện. Qua đó, vừa từng bước nâng cao chất lượng nguồn gene quý của giống trâu Ngố trên địa bàn tỉnh, vừa góp phần xây dựng thương hiệu đàn trâu Tuyên Quang.

Những bước làm đầu tiên là tỉnh đã có chương trình chọn lọc, nhân thuần giống trâu tốt địa phương tại Chiêm Hóa, Na Hang, Hàm Yên; bố trí hợp lý nơi chăn thả, kết hợp trồng cây thức ăn xanh thô để phát triển đàn trâu. Tỉnh cũng đã xây dựng cơ chế hỗ trợ tổ chức, cá nhân chăn nuôi trâu đực giống tốt có khối lượng từ 450 kg/con trở lên để phục vụ nhân giống, bảo tồn nguồn gen (trâu Chiêm Hóa, trâu Hàm Yên), nâng cao tầm vóc đàn trâu.

Bên cạnh đó, tỉnh hỗ trợ thức ăn tinh cho đàn trâu cái có chửa trong mô hình để đảm bảo duy trì thể trạng và nuôi thai. Chương trình này được thực hiện tại xã Tân An và xã Kim Bình (Chiêm Hóa). Trung tâm Khuyến nông đã tiến hành lựa chọn được các hộ đăng ký nuôi trâu đực, trâu cái tham gia. Trâu đực cung cấp cho các hộ dân đều là cá thể có tầm vóc, khối lượng lớn đạt từ 420 kg trở lên (tiêu chuẩn vượt cấp I).

Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tiếp tục triển khai dự án chăn nuôi trâu sinh sản theo quy mô nông hộ tại xã Năng Khả (Na Hang). Theo đó, dự án đã lựa chọn được 10 hộ gia đình tại 2 thôn Phiêng Rào và Không Mây để triển khai hỗ trợ trâu đực giống và trâu cái sinh sản. Mô hình đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao tầm vóc, khối lượng, khả năng sinh trưởng và kháng bệnh của đàn trâu, giúp nông dân nhận thức được vai trò của công tác giống, nâng cao chất lượng trâu giống, trâu thịt.

Đồng thời, góp phần quan trọng trong việc lưu giữ và bảo tồn giống trâu tốt giúp địa phương luân chuyển trâu được giống trong vùng, tránh hiện tượng đồng huyết trong thời gian dài làm thoái hóa nguồn giống quý của địa phương. Hình thức chăn nuôi trâu có sự quản lý đã được áp dụng dần xóa bỏ được tình trạng thả rông gia súc, gây thiệt hại về phát triển cây nông nghiệp khác, tránh làm lây lan dịch bệnh.

Chỉ khi thực hiện đầy đủ các giải pháp về giống tốt, kỹ thuật nuôi dưỡng, thú y và bảo đảm thức ăn, trong đó giải pháp trồng cỏ phải được triển khai thực hiện thì khi đó chương trình cải tạo đàn trâu của địa phương mới thành công.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm