| Hotline: 0983.970.780

Ứng xử trong triển lãm tranh của Bob Dylan

Thứ Hai 17/10/2011 , 11:10 (GMT+7)

Vừa qua, nhiều người hồ nghi về sự giống nhau trong các bức tranh của Bob Dylan với các bức hình của một số nhiếp ảnh khác.

Vừa qua, nhiều người hồ nghi về sự giống nhau trong các bức tranh của Bob Dylan với các bức hình của một số nhiếp ảnh khác. Bob Dylan là một huyền thoại âm nhạc của thế giới, với triển lãm “The Asia series” (Chuỗi hình châu Á). Ông cũng được xem là biểu tượng văn hóa mới của người Á châu khi phác thảo nên những nét đặc trưng của Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và đặc biệt là Việt Nam. 

Bức tranh của Bob Dylan (trên) bị nghi sao chép của Leon Busy (dưới)

ĐỪNG SỢ, ĐÓ CHỈ PHẢN ÁNH SỰ QUAN SÁT”

Tờ The New York Times (số ra ngày 29/9) đã có bài viết khá chi tiết về nghi án sao chép tranh của Bob Dylan, ngay sau đó, bài viết được nhiều diễn đàn nhiếp ảnh – mỹ thuật quan tâm, bởi đơn giản, đã là nghi án thì cần phải có kiểm chứng, thêm nữa, Bob Dylan là huyền thoại. Liệu huyền thoại có khi nào là “tội phạm”?

Dẫn chứng đưa ra, nhiều bức tranh của Dylan gần như giống hệt với một số bức ảnh đã được xuất bản. Chẳng hạn như bức tranh mang tên “Trade” (Giao thương) với cuộc hội thoại của 2 gã đàn ông, một người cầm đồng tiền, giống bức ảnh đen trắng mà nhiếp ảnh gia nổi tiếng Henri Cartier-Bresson chụp vào năm 1948. Thậm chí những nếp nhăn trên trán của 2 người đàn ông cũng giống trong ảnh.

Ví dụ khác là bức tranh mang tên “Opium” (Say sưa), mô tả một phụ nữ có mái tóc đen với bộ đồ đỏ nằm hút thuốc phiện, có hình ảnh tương tự với bức ảnh “Woman Smoking Opium” (Phụ nữ hút thuốc) của Leon Busy.

Đáp lời, phòng triển lãm Gaposian chỉ nhã nhặn cho rằng: “Các bạn đừng sợ! Bob Dylan đã tự nhận, tranh của ông là những khối hình được quan sát. Nếu chỉ cách quan sát giống nhau mà cho là sao chép thì chưa thuyết phục. Hơn thế, bố cục trong các bức tranh của Dylan dựa vào nhiều nguồn khác nhau”. Phòng triển lãm Gaposian vẫn tiếp tục, bỏ qua mọi chuyên và xem như chẳng có lời cáo buộc nào.

Họa sĩ người Nga, Grasiv Cergei cho rằng: “Tôi nghĩ, phòng triển lãm Gaposian có đủ lí luận để tiếp tục cho triển lãm, bởi đơn giản, họ có những chuyên gia đủ chuyên môn để thẩm định”.

Tiếp lời, họa sĩ gốc Hà Lan, sinh sống tại Đức, White Getting chia sẻ: “Trong nghệ thuật, có nhiều điều lặp lại, đều bắt đầu từ cách quan sát. Trong hội họa, âm nhạc, văn học, mọi người đều bị ảnh hưởng và có xu hướng sáng tạo giống với những người đi trước họ”.

Ở VIỆT NAM: LẼ NÀO ĐƯA NHAU RA TÒA?

Diễn biến của bức ảnh “Đêm trăng trong Lăng Bác” bắt đầu từ năm 2008 khi Trần Lam bán đấu giá bức ảnh mang tên Mặt trời trong Lăng sáng tỏa” có chữ ký của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, một chủ doanh nghiệp đã mua với giá 1 triệu USD, nhằm quyên góp tiền cho công tác từ thiện.

Khi thông tin bức ảnh “Mặt trời trong Lăng sáng tỏa” được mua với giá 1 triệu USD, nhiếp ảnh gia Minh Lộc lên tiếng cho rằng bức ảnh của tác giả Trần Lam đã giống “đến 98%” bức ảnh “Đêm trăng Lăng Bác” của ông cũng chụp Lăng Bác.

Nghi án “đạo tranh” này đã kéo dài ngót nghét 3 năm dù nhiều nhiếp ảnh, họa sĩ có tiếng trong ngành cười khì khì mỗi khi nhắc đến, bởi lẽ, các ông là dân trong nghề mà còn không rành những gì chấp nhận được và những gì không chấp nhận được thì chúng tôi chịu.

Thời điểm đó, cũng có vài nhiếp ảnh gia, họa sĩ lên tiếng phân tích ống kính, tiêu cự, mắt quan sát, bài trí cảnh vật, màu chụp… và đã kết luận: “Ảnh của ông Lộc là của ông Lộc, mà của ông Lam thì của ông Lam” nhưng chả ông nào chịu ông nào.

Ngay khi nhiều họa sĩ khẳng định, có sự nhầm lẫn trong cách nhận định sự việc Bob Dylan sao chép tranh của các tác giả khác, nhiều diễn đàn về hội họa, mỹ thuật đã dừng sự việc bàn luận và cho rằng: “Xét về Bob Dylan, hội họa chỉ phản ánh tính lịch sử trong con người ông, không đơn thuần là chuyện đúng sai”.

Cùng những ngày cuối tháng 9/2011, đoạn kết của bức tranh được xưng danh “triệu đô”: “Đêm trăng trong Lăng Bác”, bị tranh chấp giữa 2 tác giả: Trần Lam và Minh Lộc được ông Vũ Văn Cảnh - Ủy viên Ban chấp hành Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN, Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận: Ảnh của Trần Lam là của Trần Lam, ảnh của Minh Lộc là của Minh Lộc.

Với kết luận đó, vụ tranh cãi um xùm của làng nhiếp ảnh Việt đã tìm được tiếng nói đồng thuận khi cả 2 tác giả, Minh Lộc và Trần Lam đều đồng ý với kết luận của hội đồng.

Một họa sĩ đầu ngành nhận định: “Nhiếp ảnh - mỹ thuật có những ảnh hưởng, hoặc trùng lặp bởi sự vật là giống nhau, cách quan sát giống nhau, đó là những gì đang diễn ra không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới nó cũng vậy. Quan trọng là cách ứng xử với nó, nếu chữ A, chỉ đơn giản là chữ A chứ không có A cách điệu, A trang trí… thì còn gì là nhiếp ảnh, mỹ thuật”.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

HLV Hoàng Anh Tuấn: U23 Việt Nam sẽ thể hiện bộ mặt khác ở tứ kết

Phát biểu tại cuộc họp báo sau trận đấu với U23 Uzbekistan, HLV trưởng Hoàng Anh Tuấn thừa nhận sự vượt trội của đội bạn so với U23 Việt Nam.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất