| Hotline: 0983.970.780

Vai trò trung, vi lượng NPK Văn Điển cho cây dứa

Thứ Năm 25/07/2013 , 09:48 (GMT+7)

Phân bón Văn Điển không tan trong nước, chỉ tan trong môi trường do rễ cây tiết ra nên hiệu quả sử dụng cao lên đến 97 - 98%.

Phân lân nung chảy Văn Điển có thành phần: P2O5 =15-17%, CaO = 28-34%, MgO = 15-18%, SiO2 = 24-30% và các chất vi lượng B, Mn, Cu, Co, Zn, Fe… với tổng dinh dưỡng lên đến 99%.

Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK bón cho cây dứa của Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển có 02 loại:

+ Phân Đa yếu tố NPK chuyên bón lót 6-12-5: chứa N = 6%, P2O5 =12 %, K2O = 5%, CaO = 16%, MgO = 8%, SiO2 = 15%, S = 2% và các chất vi lượng như Fe, B, Zn…tổng hàm lượng dinh dưỡng lên đến trên 66%.

+ Phân Đa yếu tố NPK chuyên bón thúc 15-5-20: chứa N = 15%, P2O5 =5 %, K2O = 20%, CaO = 8%, MgO = 5%, SiO2 = 7%, S = 2% và các chất vi lượng như Fe, B, Zn…tổng hàm lượng dinh dưỡng lên đến trên 66%.

1. Vai trò của Canxi (CaO)

Canxi: Cây dứa có nhu cầu về canxi tương đối cao. Do vậy, trên những vùng đất trồng dứa liên tục nhiều năm, cần bón Lân nung chảy để cung cấp đủ canxi cho dứa. Dứa thiếu canxi cho quả nhỏ, lá có màu lục xỉn, trên phiến lá xuất hiện một số đốm vàng, đầu ngọn các lá mới mọc có vết đỏ sẫm.

Khi bị thiếu canxi nặng, các vết đỏ lan rộng ra đến phần gốc của lá, cây thường ra quả non, khi bổ ra trong ruột có những chỗ có màu trắng nhợt, trong đó có dính nhớt. Ngoài ra, canxi cũng có tác dụng khử chua, nâng độ pH lên 4,5 - 6,5 thích hợp cho cây dứa phát triển.

2. Vai trò của Magie (MgO)

Magiê: Lượng magiê có vai trò quan trọng trong việc xúc tiến quá trình trao đổi và vận chuyển chất hữu cơ trong cây. Khi cây dứa thiếu magiê thường có biểu hiện lá úa vàng hoặc màu lục nhạt xuất hiện đầu tiên ở các lá già.

Trường hợp thiếu hụt magiê nghiêm trọng, trên phiến lá hình thành những đốm vàng, các đốm vàng này có thể liên kết với nhau thành vệt dài chạy dọc theo mép lá giống như bị dội nước sôi, trong khi phần phía trong của lá có màu đỏ.

3. Vai trò của Silic (SiO2)

Nếu cây dứa cần lượng K2O gấp 3 - 4 lần lượng N thì nó lại cần lượng SiO2 gấp 3 lần lượng K2O. Silic nằm trong phần cellulose của thành tế bào giúp cho thân cây thẳng đứng. Cây dứa bón đủ silic có tác dụng:

- Tăng sản lượng: Kết quả thử nghiệm tại Mỹ, Nam Mỹ, Brazil cho thấy rằng bổ sung silic cho vùng đất có hàm lượng silic hoà tan thấp sản lượng và chất lượng dứa sẽ tăng từ 10 - 50%. Những người làm thử nghiệm cho rằng silic giúp tăng hiệu quả cho quá trình quang hợp của cây dứa.

4. Vai trò của Bo (B): Bo là một trong các nguyên tố vi lượng rất cần cho dứa trong việc vận chuyển các loại đường đơn và ổn định mạch dẫn. Thiếu Bo làm giảm năng suất dứa. Quả có hình dạng và độ lớn không bình thường. Quả bé đi, trường hợp bị thiếu Bo nghiêm trọng, các mắt quả bị tách hoặc rời hẳn ra, để lộ phần thịt bên trong chứa đầy nhựa.

5. Vai trò của Zn

- Zn tham gia hoạt hóa khoảng 70 enzym của nhiều hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây.

- Thiếu Zn sẽ gây rối loạn trao đổi auxin nên ức chế sinh trưởng, lá cây bị biến dạng, ngắn, nhỏ và xoăn, đốt ngắn và biến dạng.

6. Vai trò của sắt (Fe)

Vai trò quan trọng nhất của sắt là hoạt chất của enzym của quá trình quang hợp và hô hấp. Nó không tham gia vào thành phần diệp lục nhưng có ảnh hưởng quyết định tới sự tổng hợp diệp lục trong cây.

Sự thiếu hụt Fe thường xảy ra trên nền đất có đá vôi. Lá cây thiếu sắt sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng hay trắng ở phần thịt lá, trong khi gân lá vẫn còn xanh. Triệu chứng thiếu sắt xuất hiện trước hết ở các lá non, sau đến lá già, vỡ Fe khụng di động từ lá già về lá non.

* Bón phân lân Văn Điển, phân ĐYT NPK Văn Điển cho cây dứa tức là cùng một lúc cung cấp đầy đủ, cân đối các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng mà cây dứa cần để sinh trưởng. Việc bón như vậy sẽ phát huy hiệu quả tổng hợp:

+ Cây dứa có đủ dinh dưỡng đa lượng: N,P2O5, K2O; trung lượng: CaO, MgO, SiO2, S và vi lượng như: Fe, Zn, B, Cu… để phát triển cân đối.

+ Sự có mặt chất này sẽ thúc đẩy việc hấp thụ chất dinh dưỡng kia, khắc phục sự kháng nhau giữa các loại dinh dưỡng từ đó phát huy tối đa tác dụng của phân.

+ Cây dứa có đầy đủ, cân đối dinh dưỡng sẽ làm cho cây tăng sức đề khàng chống lại bệnh tật thường gặp.

* Phân bón Văn Điển có tính kiềm pH = 8 - 8,5, hàm lượng CaO, MgO có tác dụng khử bớt độ chua của đất, nâng độ pH lên mức 4,5 - 6,5 là môi trường thích hợp với cây dứa

Dứa là cây ưa đất tơi xốp, thoát nước tốt nhưng nó có bộ rễ ngắn ăn nông và hẹp. Nếu ta bón loại phân dễ tan thì khi tưới nước, sau thời gian ngắn phân tan hoàn toàn, một phần được cây hút, phần còn lại ngấm xuống tầng đất sâu, cây không thể hút được gây ra hiện tượng thiếu phân giả tạo.

Phân bón Văn Điển không tan trong nước, chỉ tan trong môi trường do rễ cây tiết ra nên hiệu quả sử dụng cao lên đến 97 - 98%.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Bí quyết để TP.HCM đạt tỷ lệ tiêm phòng dại trên 90%

Từ đầu năm đến nay, TP.HCM vẫn chưa xuất hiện một ổ bệnh dại nào nhờ tỷ lệ tiêm phòng dại cho chó mèo luôn ở mức rất cao trong những năm qua.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm