| Hotline: 0983.970.780

Vinamilk trao gần 77.000 ly sữa cho trẻ em Bến Tre

Thứ Hai 28/04/2014 , 10:07 (GMT+7)

Đây là điểm đến thứ hai trong hành trình trao sữa năm 2014 của Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam, đánh dấu một chặng đường 6 năm thành công của Quỹ sữa.

Ngày 27/4, Quỹ sữa “Vươn cao Việt Nam” năm 2014 đã trao  gần 77.000 ly sữa cho trẻ em tỉnh Bến Tre tại trường tiểu học An Đức, huyện Ba Tri (Bến Tre).

Buổi lễ có sự tham dự của bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Uỷ viên Bộ chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội; ông Trương Vĩnh Trọng, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ; Đại tướng Lê Văn Dũng, nguyên Bí thư TW Đảng – nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; bà Phạm Thị Hải Chuyền, Uỷ viên BCH TW Đảng – Bộ Trưởng Bộ LĐTB-XH; ông Nguyễn Thành Phong – Uỷ viên BCH TW Đảng – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre; ông Võ Thành Hạo, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre; bà Bùi Thị Hương – Giám đốc Đối ngoại Vinamilk và lãnh đạo Quỹ Bảo trợ Trẻ em VN…

Đây là điểm đến thứ hai trong hành trình trao sữa năm 2014 của Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam, đánh dấu một chặng đường 6 năm thành công của Quỹ sữa.


Bà Bùi Thị Hương trao tượng trưng gần 70.000 ly sữa cho trẻ em tỉnh Bến Tre

Bến Tre được coi là một trong những “Quê hương đồng khởi”, mở đầu cho cao trào đấu tranh vũ trang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam. Tỉnh Bến Tre còn nổi tiếng là biệt danh “Xứ Dừa” với đặc sản trái cây cùng sản vật từ dừa rất đặc trưng.

Tại vùng đất huyện Ba Tri, là nơi được khai phá sớm nhất cho thời kỳ đầu sáng lập tỉnh Bến Tre, mật độ dân cư lớn nhất tỉnh kéo theo sự khó khăn trong đời sống của nhân dân, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng tương đối cao.

Tại chương trình, gần 77 ngàn ly sữa được bà Nguyễn Thị Kim Ngân cùng bà Phạm Thị Hải Chuyền và đại diện lãnh đạo tỉnh, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và lãnh đạo Vinamilk trao tận tay cho các em học sinh tỉnh Bến Tre.

Nhân dịp này, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam thuộc Bộ LĐTB-XH cũng tặng 100 triệu đồng để cấp học bổng cho 100 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn của huyện Ba Tri (mỗi suất 1 triệu đồng) để giúp các em có điều kiện tiếp tục đến trường.


Trao 100 suất học bổng trị giá 100 triệu đồng cho trẻ em nghèo hiếu học

Cũng tại chương trình, các em học sinh đã có cơ hội được gặp mặt, trò chuyện và cùng chơi những trò chơi vui nhộn cùng với các Đại sứ của chương trình là Nghệ sỹ hài Xuân Bắc và Hoa hậu Hương Giang.


Niềm vui của học sinh Bến Tre khi được uống sữa miễn phí

Trong năm 2014, sau đảo Cô Tô (Quảng Ninh) và huyện Ba Tri (Bến Tre),  Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục đến trao sữa trực tiếp cho trẻ em nghèo tại tỉnh Quảng Trị vào tháng 7/2014, nhân kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ 27/7 tri ân các anh hùng liệt sỹ.

Bằng những ly sữa của lòng nhân ái, Quỹ Sữa Vươn cao Việt Nam không chỉ mong muốn góp phần cải thiện điều kiện dinh dưỡng, tối đa các tiềm năng về thể chất và trí tuệ của trẻ em Việt Nam mà còn muốn nâng cao nhận thức và sự quan tâm của toàn xã hội đối với sự phát triển của các em, những chủ nhân tương lai của đất nước.

Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam được thành lập từ năm 2008, dưới sự chủ trì của Quỹ BTTEVN - Bộ LĐTB-XH cùng phối hợp với Công ty CP sữa Việt Nam (Vinamilk).

Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam được thành lập nhằm mục đích hướng đến trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong cả nước, với hành động tưởng chừng như đơn giản nhưng lại hết sức thiết thực - trao tận tay các em những ly sữa bổ dưỡng nhằm góp phần giúp các em có được cơ hội phát triển toàn diện hơn về thể chất và trí tuệ để có một tương lai tươi sáng hơn.


Trẻ em hào hứng khi được nhận sữa từ chương trình

Trong năm 2014, mặc dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam vẫn tiếp tục sứ mệnh của mình, trao cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn một lượng sữa trị giá 8 tỷ đồng, tăng 33% về giá trị so với năm 2013.

Toàn bộ số sữa này sẽ được Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam cùng Vinamilk chuyển trực tiếp đến các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi, khuyết tật, trung tâm bảo trợ xã hội, các em học sinh mầm non, tiểu học vùng sâu, vùng xa tại 63 tỉnh thành trên cả nước để các em nhỏ sử dụng liên tục trong vòng 3 tháng.

Tính đến nay tổng số lượng sữa mà Quỹ sữa đã đem đến cho hơn 307 ngàn trẻ em khó khăn tại Việt Nam là gần 22 triệu ly sữa, tương đương khoảng 83 tỷ đồng.


Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng các trẻ em nghèo hiếu học

Đánh giá về tác động của chương trình, bà Phạm Thị Hải Chuyền – UV BCHTWĐ - Bộ trưởng Bộ LĐTB-XH nhận định: “Hiện nay, tại Việt Nam vẫn còn nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, chưa được chăm sóc đầy đủ về mặt dinh dưỡng, rất ít được uống sữa hoặc thậm chí không biết đến sữa là gì dẫn đến việc phát triển về mặt thể chất và trí tuệ của các em còn nhiều hạn chế. Chính vì thế, sự kiên trì của hành trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Hành trình 6 năm của Quỹ sữa đã góp phần đem đến cho hàng trăm nghìn trẻ em có cơ hội dùng sữa thường xuyên hơn để cải thiện tình trạng thể chất và trí tuệ của bản thân. Vì vậy, tôi đánh giá cao tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng của Vinamilk và sự đồng hành của Quỹ Bảo trợ trẻ em với chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam và mong rằng chương trình sẽ tiếp tục được thực hiện trong nhiều năm tới”.

Là đơn vị tài trợ duy nhất cho chương trình Quỹ sữa “Vươn Cao Việt Nam” liên tiếp 6 năm liền, bà Bùi Thị Hương – Giám đốc Đối ngoại Vinamilk chia sẻ: “Trẻ em ở huyện Ba Tri – Tỉnh Bến Tre còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống vì điều kiện vật chất còn khá thiếu thốn, tuy vậy các em vẫn vượt khó để vươn lên, đó là điều rất đáng được xã hội quan tâm. Chính vì vậy, thông qua Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam, với tinh thần trách nhiệm cao đối với cộng đồng, Vinamilk mong muốn được góp phần cải thiện phần nào điều kiện dinh dưỡng cho các em. Qua đó cho thấy cam kết của Vinamilk đối với các thế hệ người Việt, đặc biệt là trẻ em Việt Nam với mong muốn để “Mọi trẻ em Việt Nam đều được uống sữa mỗi ngày”, góp phần tạo điều kiện phát huy tối đa tiềm năng của trẻ em Việt Nam về cả thể chất và trí tuệ, vì một Việt Nam luôn vươn cao. Bên cạnh đó cũng cho thấy Việt Nam cần phải có một chương trình quốc gia về sữa học đường để tạo điều kiện cho các em phát triển toàn diện, góp phần tạo nguồn nhân lực tốt cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa nước nhà”.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm