| Hotline: 0983.970.780

Xã đạt chuẩn NTM, dân vẫn khát nước sạch

Thứ Năm 11/01/2018 , 09:05 (GMT+7)

Dù sống cạnh nhà máy nước sạch nhưng nhiều năm nay, người dân xã Đức Lạng, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) vẫn phải sử dụng nguồn nước nhiễm xăng dầu, nhiễm phèn hoặc nước mưa.

Điều đáng nói, công trình nhà máy nước sạch được đầu tư 6 tỷ đồng nhưng chỉ sử dụng được 3 tháng rồi bỏ hoang.

10-41-38_1
Hệ thống bể lọc nước phủ rêu xanh

Nhiều năm nay, gần 100 hộ dân thuộc thôn Sơn Quang, xã Đức Lạng phải sử dụng nguồn nước nhiễm xăng dầu, nhiễm phèn hoặc hứng nước mưa để sinh hoạt.

Ông Nguyễn Văn Toàn (thôn Sơn Quang) than thở: “Trước đây, thôn Sơn Quang có đường ống trung chuyển xăng dầu chiến lược nhưng bị bom đánh trúng bốc cháy nên xăng dầu ngấm vào đất. Sau này, người dân khoan giếng lấy nước thì phát hiện xăng dầu đã ngấm vào nước ngầm. Mong muốn có nước sạch sinh hoạt, nhiều gia đình đã thuê người khoan sâu xuống đất nhưng nước lại bị nhiễm phèn. Để có nước sinh hoạt, người dân chỉ còn cách xây bể chứa nước mưa”.

Sau khi người dân kiến nghị lên chính quyền, đến năm 2009, xã Đức Lạng được Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh nông thôn Hà Tĩnh đầu tư công trình nhà máy nước sạch với tổng kinh phí 5,6 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Đến cuối năm 2011, nhà máy được đưa vào sử dụng và bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý.

Tuy nhiên, nhà máy chỉ hoạt động được 3 tháng rồi “đắp chiếu” khiến người dân “mừng hụt”. Từ đó, người dân phải quay lại sử dụng nguồn nước mưa, nước giếng bị ô nhiễm.

10-41-38_2
Hệ thống van xả bị hoen gỉ

“Khi nhà máy nước sạch được đưa vào sử dụng, mỗi hộ dân phải đóng 2 triệu đồng. Dù còn khó khăn, người dân rất phấn khởi đóng nộp đầy đủ nhưng không hiểu sao nhà máy chỉ hoạt động được một thời gian rất ngắn rồi bị bỏ hoang cho đến nay”, ông Toàn bức xúc.

Để chứng minh những điều mình vừa nói, ông Toàn dẫn chúng tôi ra xem công trình nước sạch hàng tỷ đồng bị rêu xanh, cỏ dại phủ kín và rác thải “tấn công”. Hệ thống bể lọc nước, các van xả bị hoen gỉ. Cạnh đó, khu nhà bảo vệ, nhà vận hành cũng cửa đóng im lìm.

Theo chính quyền địa phương, nguyên nhân khiến nhà máy nước sạch bị bỏ hoang là do quá trình xây dựng hệ thống ống dẫn còn nhiều bất cập, chưa được chủ đầu tư nghiên cứu kỹ. Vị trí lấy nước nằm ngay khúc cua của con sông Ngàn Sâu nên mỗi lần mưa lũ bị cát sỏi bồi lấp ống hút khiến hệ thống ống dẫn nhiều lần bị tắc nghẽn. Công trình được bảo hành 2 năm nhưng trong khoảng thời gian đó máy bơm nước bị cháy đến 4 lần.

10-41-38_3
Nhà vận hành đóng cửa im lìm

Ông Lê Văn Hiệp, Chủ tịch UBND xã Đức Lạng chia sẻ: Việc người dân phản ánh là đúng. Sau khi tiếp nhận công trình nước sạch, chúng tôi phát hiện còn nhiều bất cập ở công trình này. Mặc dù được đầu tư khá bài bản nhưng về mặt kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Trong thời gian bảo hành, máy bơm thường xuyên bị cháy, xã đã nhiều lần thay hệ thống ống dẫn nhưng vẫn không thể vận hành. Do lâu không sử dụng nên nhiều thiết bị đã hư hỏng nặng.

Được biết, năm 2015, xã Đức Lạng được UBND tỉnh Hà Tĩnh công nhận xã đạt chuẩn NTM. Tính đến ngày 15/11/2015, xã được đánh giá đạt chuẩn với tổng số các tiêu chí 18/18. Theo đó, tiêu chí môi trường được đánh giá đạt 100% số hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh.

Để đạt chuẩn NTM, UBND xã thành lập Ban bảo vệ, trích kinh phí 39 triệu đồng để tái khởi động nhà máy. Thế nhưng, sau khi Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh nông thôn cùng Sở TN- MT lấy mẫu kiểm tra và đánh giá đạt chuẩn thì công trình tiếp tục rơi vào tình trạng “chết yếu”. “Do sau khi khắc phục và đưa vào vận hành nhưng nhà máy tiếp tục hư hỏng nên dừng hoạt động”, một cán bộ cho hay.

10-41-38_4
Nhà máy nước sạch gần 6 tỷ đồng bị bỏ hoang từ nhiều năm nay
Nói về tính khả thi của dự án, ông Hiệp cho hay: “Việc sửa chữa nằm ngoài khả năng của xã vì đến nay nhiều hạng mục đã xuống cấp nghiêm trọng. Xã đã kiến nghị lên cấp trên để xin phương án xử lý”.

 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm